Quy hoạch mới nhất của Bộ GD&ĐT nhắm đến kiện toàn lại đội ngũ đào tạo sư phạm để nâng cao chất lượng tránh dư thừa. Tuy nhiên một dấu hỏi lớn vẫn được đặt ra khi Bộ tiếp tục cho các trường dân lập đào tạo đội ngũ này.
- Lịch thi học sinh giỏi Quốc gia THPT năm 2018
- Kinh ngạc: Ngôi trường có tới 10 học sinh IQ ngang với thiên tài
- Top 10 trường Đại học tốt nhất thế giới cập nhật mới nhất
Trường Đại học ngoài công lập được phép đào tạo thí điểm sư phạm mầm non
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga ký quyết định cho phép Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng thí điểm đào tạo sư phạm mầm non hệ Đại học. Quyết định này của Bộ có hiệu lực từ ngày 23/10 và chỉ tiêu đào tạo của ngành sư phạm mầm non dựa trên nhu cầu nhân lực của địa phương Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng có nhiệm vụ tổ chức tuyển sinh, quản lý đào tạo và cấp bằng theo đúng quy định của quy chế đào tạo trình độ Đại học hiện hành. Bộ yêu cầu sau 2 khóa sinh viên tốt nghiệp, trường phải tổng kết đánh giá đào tạo và báo cáo, đề xuất với bộ việc tiếp tục đào tạo.
UBND TP.HCM cũng có một số kiến nghị với Bộ GD&ĐT về việc cho Trường Cao đẳng Xây dựng số 2 và Trường Trung cấp Phương Nam liên kết với Trường Đại học Sư phạm TP.HCM đào tạo liên thông từ Trung cấp lên Đại học đối với ngành giáo dục mầm hơn hệ vừa học vừa làm và một số ngành sư phạm khác.
Lấy ý kiến của cô Lê Thị Thu đang giảng dạy tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, cô Thu cho biết “Hiện nay nhu cầu giáo viên ở rất nhiều địa phương hầu như đã dư thừa cho nên các trường đào tạo ngành sư phạm cần giảm bớt chỉ tiêu tuyển sinh đại trà và chuyển theo hướng đào tạo tinh hoa cho ngành, tránh bớt tình trạng giáo viên ra trường mà không có việc làm khá nhiều hiện nay”
Cơ hội cho các thí sinh yêu thích ngành sư phạm mầm non
Các trường đào tạo sư phạm thống kê số lượng sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp
Trước đó, Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu các trường Đại học, Cao đẳng có đào tạo giáo viên phải thống kê số sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp các năm 2016 và năm 2017 (tính đến 30/9). Trong đó, các trường phải thống kê có phân loại có việc làm đúng ngành, có việc làm khác ngành hoặc chưa có việc làm.
Báo cáo về điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, như số lượng giảng viên và trình độ giảng viên cho từng ngành đào tạo; giảng viên cơ hữu, giảng viên cơ hữu có chuyên môn đúng ngành hoặc ngành gần chủ trì đào tạo giáo viên, diện tích mặt bằng sử dụng của toàn trường và từng hạng mục như thư viện, phòng thí nghiệm, hội trường, giảng đường, diện tích…
Các trường thống kê điểm trúng tuyển đầu vào của từng ngành học trong 4 năm gần đây, từ năm 2014 đến 2017.
Nguồn: suphamhanoi.edu.vn
Để lại một phản hồi