Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn?

Bên cạnh những ưu điểm thì việc giảng dạy môn ngữ văn ở trường THCS cũng còn rất nhiều bất cập, vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học môn ngữ văn?

Nhìn nhận ưu, nhược điểm trong dạy học Ngữ văn
Nhìn nhận ưu, nhược điểm trong dạy học Ngữ văn

Theo thực tế phân tích, đánh giá hạn chế, bất cập trong tổ chức dạy học môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở hiện nay, Sở GD&ĐT Bến Tre đưa các định hướng để cán bộ quản lý, giáo viên dạy môn Ngữ văn cấp THCS có những phương pháp dạy Ngữ văn hiệu quả nhất.

Nhìn nhận ưu, nhược điểm trong dạy học Ngữ văn

Theo đánh giá của Sở GD&ĐT Bến Tre, một trong những ưu điểm của thực hiện đổi mới dạy học Ngữ văn Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh là đội ngũ giáo viên đều đạt chuẩn đào tạo về chuyên môn, giáo viên nhiệt tình, năng động, nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tài liệu giảng dạy, tham khảo khá phong phú, đa dạng…

Giáo viên ra đề kiểm tra đã có chú trọng đến hướng đổi mới theo hướng phát triển năng lực của học sinh, có chú ý ra đề “mở”. Về phía học sinh thì phần lớn học sinh có tinh thần, thái độ học tập tốt.

Tuy nhiên, bên cạnh đó phương pháp dạy học ở giáo viên chưa thật sự đổi mới. Phần dạy học hiểu văn bản, thay vì hướng dẫn học sinh đọc văn bản để lĩnh hội kiến thức thì giáo viên còn đọc thay cho học sinh, chưa tạo điều kiện, giúp học sinh tự học.

Giáo viên cũng chưa chú trọng rèn kĩ năng làm văn cho học sinh. Phần lớn học sinh chưa viết một bài văn nghị luận hoàn chỉnh, nguyên nhân là do giáo viên dạy kĩ năng làm văn hiện nay thông qua đề bài, hướng dẫn học sinh xây dựng dàn ý, viết thành văn bản. Học sinh chỉ việc chú ý nghe giảng, chép lại và học thuộc lòng. Như thế dạy thuộc lòng bài mẫu vẫn còn.

Việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học còn nhiều hạn chế, thậm chí sử dụng hình ảnh thay cho ngôn ngữ, thay vì cho học sinh tưởng tượng ra thì lại cho học sinh xem trước, làm hạn chế năng lực cảm thụ tác phẩm văn chương…

Đề kiểm tra thường xuyên hoặc định kì còn giới hạn chỉ ở một số dạng đề ôn tập, cho học sinh ôn rất nhiều đề rồi chỉ cho kiểm tra một trong các đề đã hướng dẫn ôn tập. Khâu chấm, chữa bài, chữa lỗi cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức, chủ yếu chữa lỗi về ý tứ, chưa quan tâm đến chữa lỗi trình bày, diễn đạt…

Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn?

Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn?

Một số định hướng nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn

Bên cạnh việc yêu cầu tiếp tục tổ chức nghiên cứu, thực hiện các chỉ đạo của Sở GD&ĐT, yêu cầu tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường và đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.

Theo đó, xác định chính xác mục tiêu bài học sát với chuẩn kiến thức, kĩ năng phù hợp với đối tượng học sinh. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động dạy học.

“Các giảng viên nên vận dụng các hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực… nhằm tăng cường, phát huy tính tích cực, chủ động, tự học của học sinh có thể thực hiện bằng cách thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học để thực hiện cả ở trên lớp và hoạt động ngoại khóa, coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường”, cô Lê Thị Thu – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ.

Chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học, dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận trên lớp, sau đó giáo viên tiến hành tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận để học sinh tiếp nhận và vận dụng.

Về đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá, giáo viên xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch giáo dục của môn học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.

Thực hiện đánh giá thường xuyên với tất cả học sinh bằng các hình thức khác nhau: đánh giá qua các hoạt động trên lớp, đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, báo cáo kết quả thực hành, đánh giá qua bài thuyết trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập… Giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá này thay cho các bài kiểm tra hiện hành.

Giáo viên khi chấm bài kiểm tra phải có phần nhận xét, hướng dẫn, sửa sai, động viên sự cố gắng, sự tiến bộ của học sinh.

Không thực hiện đánh giá, xếp loại giờ dạy đối với các tiết dạy áp dụng các kỹ thuật, phương pháp dạy học mới nhằm tạo động lực thúc đẩy đổi mới sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường.

Nguồn: suphamhanoi.edu.vn

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*