Giáo viên phải có bằng Đại học – sinh viên Cao đẳng sư phạm đi về đâu?

Dựa theo Nghị đinh 29 của Bộ Chính trị yêu cầu từ năm 2020, giáo viên dạy tiểu học và THCS phải có trình độ Đại học. Một câu hỏi đặt ra liệu các trường đào tạo Cao đẳng sư phạm có còn tồn tại.

cac-truong-su-pham-ve-dau
Giáo viên phải có bằng Đại học -Trường Cao đẳng sư phạm đi về đâu?

Dựa theo nghị định trên các trường Cao đẳng sư phạm đang như ngồi trên đống lửa vì số phận sắp tới của mình. Nhiều trường đang loay hoay và chờ những quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo sau khi chuyển Vụ giáo dục nghề nghiệp và các trường Cao đẳng và Trung cấp về Bộ LĐTB&XH.

Sẽ quy hoạch lại mạng lưới đào tạo sư phạm.

Tại buổi tọa đàm về “ Vai trò của các trường Cao đẳng sư phạm trong thời gian tới” do Hiệp hội các trường Đại học và Cao đẳng Việt Nam tổ chức. Tại đây bà Nguyễn Thúy Hồng, Phó cục trưởng, Cục nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục của Bộ GD&ĐT cho biết:

“Hiện nay giáo dục nước ta quy hoạch kém, do chỉ tiêu đào tạo của các trường sư phạm chủ yếu là xen cho và cấp nên đã đào tạo ra bài toán dư thừa giáo viên và đương nhiên. Chúng tôi đã biết và nhận thấy đội ngũ nhà giáo đang phải hứng chịu điều này”

Cũng theo Bà Hồng cung cấp, hiện nay cả nước có 92 trường sư phạm, trong đó có 9 trường đại học sư phạm và 1 trường đại học giáo dục 30 khoa sư phạm thuộc các trường đại học đa ngành, 33 trường cao đẳng và 17 khoa sư phạm thuộc các trường Cao đẳng và 2 trường trung cấp.

Tuy nhiều cơ sở đào tạo như thế những nghịch lý thừa thiếu giáo viên vẫn xảy ra cục bộ. Hiện nay theo như báo cáo tại hội thảo giáo viên THPT đang thừa, giáo viên trung học cơ sở thừa thiếu cục bộ ở một số nơi, giáo viên tiểu học về cơ bản là đủ chỉ thiếu ở một số chuyên ngành giáo dục đặc biệt và những ngành có yêu cầu mới.

Bà Hồng cũng cho hay nhất là khi đưa Tiếng anh vào là bắt buộc đối với tiểu học trong khi các trường đào tạo đại học chưa có mã ngành giáo viên Tiếng Anh tiểu học. Hiện chỉ có 3 trường đào tạo giáo viên Tiếng Anh cho tiểu học bao gồm các trường đại học chính quy như: Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng nhưng số sinh viên này vẫn chưa ra trường. Theo tính toán những năm tới bà Hồng cho biết cần đào tạo thêm rất nhiều giáo viên mới. Mà nguyên nhân chính được cho là do kế hoạch sinh sản được nói lỏng do đó trẻ mầm non tăng cao và cũng cần đến lực lượng giáo viên cho cấp này và những cấp cao hơn.

Sắp tới Bộ cũng siết chặt và quản lý đội ngũ hướng theo chất lượng đạt chuẩn nghề nghiệp và sẽ có khung năng lực cho các trường sư phạm và hệ thống tiêu chuẩn chức danh. Bà Hồng cho hay.Tuy nhiên cũng có nhiều đại diện của các trường thắc mắc là các trường Cao đẳng sẽ chạy đua để nâng cấp lên thành Đại học, về vấn đề này bà Hồng cho hay Bộ có chủ chương đầu tư cho các trường sư phạm nhưng không được xây mới mà chỉ nâng cấp quy hoạch.

dai-hoc-su-pham-ha-noi-1929
Sẽ quy hoạch lại mạng lưới đào tạo sư phạm.

Các trường Cao đẳng đang hoạt động cầm chừng

Theo ông Nguyễn Thanh Tú, Hiệu trưởng trường Cao đẳng sư phạm Bình Phước cho biết hiện tại nhiều trường Cao đẳng đang hoạt động tuyển sinh rất khó khăn không còn dễ dàng như trước. Hàng năm các trường được giao tuyển sinh khá lớn nhưng tuyển sinh không đáp ứng được. Một số ngành học không có sinh viên học dẫn đến nhiều trường hoạt động cầm chừng. Cá biệt có nhiều ngành còn không tuyển được thí sinh. Nguyên nhân của tình trạng này được ông Phú dẫn chứng là hiện nay trên địa bàn cả nước có quá nhiều các trường đại học lập ra số lượng tuyển sinh của các trường càng lớn. Dẫn đến các trường không tuyển sinh được. Nguyên nhân nữa là sinh viên các trường Cao đẳng sư phạm khó xin việc làm.

Đây chỉ là một vài nguyên nhân dẫn đến các trường Cao đẳng sư phạm đang đứng trước những bế tắc cần sự vào cuộc của Bộ GD&ĐT chung tay để xây dựng hệ thống giáo dục.

Nguồn:Suphamhanoi.edu.vn

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*