Áp lực học hành khiến học sinh mệt mỏi?

Học hành luôn là điều rất quan trọng với các em học sinh, tuy nhiên nếu học nhiều quá có thể khiến não bộ mệt mỏi, áp lực và làm suy giảm tinh thần học tập.

Trẻ bị stress do học hành quá nhiều

Trẻ bị stress do học hành quá nhiều

Trẻ bị áp lực do học hành quá nhiều

Câu chuyện một học sinh Trung học Phổ thông lớp 9 tại TP.HCM nhảy lầu tự tử sau một thời gian bị trầm cảm vì bị điểm 3 môn tiếng Anh đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về áp lực học hành và điểm số của các em học sinh hiện nay. Qua câu chuyện đau lòng này, nhiều bậc phụ huynh đã xem xét lại cách dạy con của mình. Vì đa phần các phụ huynh hiện nay đều quá quan trọng đến điểm số và học lực mà quên đi việc cho trẻ vui chơi, giải trí, cha mẹ chỉ quan tâm đến thành tích mà thờ ơ trong việc chăm sóc để con phát triển cả về thể chất và tinh thần. Liệu cha mẹ có đúng không khi giam cầm con trẻ bên bàn học và cắt giảm triệt để giờ chơi của chúng?

Trẻ mệt mỏi, căng thẳng khi phải học quá nhiều

Đây chính là câu chuyện của hai bạn nhỏ học sinh tiểu học trong lúc đứng chờ cha mẹ đón “Bây giờ mình còn phải đi học thêm Toán nữa. Hai, Tư, Sáu là học thêm Toán. Ba, Năm, Bảy là học thêm tiếng Anh. Chủ Nhật cũng không được nghỉ phải học thêm Văn nữa chứ mệt mỏi quá đi mất. Mình chỉ muốn có một ngày trong tuần không phải học bất cứ môn gì! Mình cũng vậy đó, giờ về nhà ăn cơm xong rồi phải ngồi học bài với gia sư nữa. Không kịp đi tắm luôn đó! Ngày nào cũng như ngày nào, không thể thoát việc học. Mình ghét học quá!” Gương mặt cả hai phờ phạc vì đã phải trải qua cả một ngày dài với 5 tiết học.

Một bé gái khác bên cạnh cũng lên tiếng than thở. Trên gương mặt trắng trẻo của cô bé, đôi mắt ngây thơ bị khuất lấp sau một cặp mắt kiếng cận. Các bạn học Toán, Văn, Anh thôi còn đỡ đi. Mình còn bị mẹ bắt phải học thêm piano nữa đây nè! Mẹ nói con gái phải học piano cho nó dịu dàng, nhưng mình ghét piano lắm! Mình chỉ muốn có nhiều thời gian chơi nhưng mẹ không cho. Chán quá đi mất! Cả ngày chỉ có học, học, học! Ước gì, tan học là sẽ được cho đi chơi nhỉ?

Thực tế ở Việt Nam áp lực học hành đang ngày một lớn. Những đứa trẻ mới chỉ lớp 1, lớp 2, cũng phải vác cả đống sách vở tới trương, một buổi học lên đến 4, 5 môn không những vậy khi về nhà còn phải học gia sư, học thêm tại các trung tâm khác, học tiếng Anh, học môn năng khiếu. Càng lên cao áp lực học hành càng lớn, ngay cả học cấp 2, cấp 3, hay Đại học thì cái áp học hành vẫn luôn đeo bám các em học sinh.

Nên cho trẻ vui chơi giải trí để giải tỏa căng thẳng

Nên cho trẻ vui chơi giải trí để giải tỏa căng thẳng

Dù Bộ GD&ĐT đã cấm dạy thêm ở bậc Tiểu học nhưng tới 74,6% phụ huynh cho biết đã cho con đi học thêm. Trong đó 56,9% phụ huynh cho rằng để củng cố kiến thức căn bản và bổ sung kiến thức nâng cao. Đây là kết quả của khảo sát hiện trong 2 tuần ở 6 tỉnh của hơn 140 trường Tiểu học..

Nhu cầu vui chơi của con trẻ hiện nay đang bị hầu hết các bậc phụ huynh ngăn cấm, xem như là thứ yếu còn học hành mới là quan trọng. Trong khi đó, khoa học đã chứng minh rằng việc được tự do vui chơi lành mạnh mới chính là tiền đề hiệu quả để giúp trẻ phát triển toàn diện cả thể chất cũng như trí tuệ.  

Trẻ vui chơi nhiều sẽ phát triển toàn diện tốt cho việc hành

Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Wake Forest ở Mỹ cho rằng, đã tiến hành phân tích từ hơn 11.000 trẻ em, tuổi từ 4-18 ở Mỹ, Brazil. Các kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ em được vui chơi mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ bị béo phì, tiểu đường, cải thiện thể chất, tinh thần và mang lại những lợi ích đối với tim mạch.

Tina Bruce, tác giả hàng đầu về Giáo dục Phổ thông cũng cho biết: Các nghiên cứu về não bộ, cũng như nghiên cứu trong các lĩnh vực khác, đã cho thấy ngày càng rõ hơn về nhu cầu được vui chơi của tuổi thơ. Chơi đùa đóng vai trò là cơ chế tiếp sức cho những suy nghĩ mang tính can đảm, sáng tạo và nghiêm túc ở tuổi trưởng thành”.

Đã đến lúc các bậc phụ huynh cần thay đổi tư duy về giờ chơi cho trẻ và cho con em mình thêm thời gian để nô đùa, vận động mỗi ngày. Chuyên gia Meryl Davids Landau (tác giả cuốn sách Enlightened Parenting) còn đưa ra lời khuyên rằng các bậc bố mẹ nên dành ít nhất 3 giờ chơi hằng ngày cho trẻ để giúp trẻ phát triển cân bằng thể chất, trí tuệ, cảm xúc. Phụ huynh có thể cho con chơi thể thao, hoặc đưa trẻ đến những trung tâm vui chơi. Trẻ sẽ nhận được rất nhiều lợi ích tích cực về cả sự phát triển thể chất lẫn tinh thần khi được cho phép vui chơi nhiều hơn.

Nguồn: suphamhanoi.edu.vn

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*