Sáng ngày 10/4 bệnh viện Đa khoa Mỹ Đức đã tiếp nhận ca cấp cứu của em HTC do nhảy lầu tự tử. Trước khi nhảy lầu tự tử, nam sinh trường Nguyễn Khuyến, TP.HCM để lại thư tuyệt mệnh với nội dung do áp lực học tập.
- “Sinh viên Sư phạm phải là những em ưu tú nhất”
- Hà Nội tạm dừng tuyển viên chức giáo viên
- Chính sách ưu đãi cho sinh viên sư phạm quan trọng là đầu ra
Áp lực học tập quá lớn nam sinh lớp 10 nhảy lầu tự tử
Áp lực học tập quá lớn nam sinh lớp 10 nhảy lầu tự tử
Nạn nhân là em HTC, học sinh lớp 10E, quê ở Đắk Lắk. Theo thông tin ban truyền thông Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cập nhật được, sáng 10/4, khoa cấp cứu bệnh viện Đa khoa Mỹ Đức, quận Tân Bình tiếp nhận em C do giáo viên trường Nguyễn Khuyến đưa đến cấp cứu. Tuy nhiên C đã tử vong trước khi đến bệnh viện.
Theo xác minh ban đầu, lúc 5 giờ 15 cùng ngày, trong giờ thể dục buổi sáng tại trường Nguyễn Khuyến, hai thầy giáo phát hiện C đứng trên mái lầu 4 nên cố thuyết phục em vào trong. Đồng thời báo cho quản lý nội trú của trường.
Tiếp đó, trong lúc mọi người trấn an C, một người bạn cùng lớp đi lên để gọi C xuống. Tuy nhiên, C không trả lời, chỉ khóc rồi cười và bất thình lình lao mình xuống sân trường.
Theo tin tức giáo dục cho biết, qua điều tra của cơ quan công an, trước khi tự tử, C có để lại thư tuyệt mệnh với nội dung do áp lực trong học tập, điểm số và áp lực từ gia đình muốn nam sinh này có điểm số tốt hơn để được học lớp đứng đầu khối 10.
Áp lực bài vở hiện nay quá nặng nề
Áp lực bài vở hiện nay quá nặng nề
Tại buổi gặp gỡ đối thoại với hơn 100 học sinh tiêu biểu từ các khối giáo dục của thành phố, lãnh đạo ngành giáo dục TP.HCM đã lắng nghe nhiều ý kiến bày tỏ tâm tư, nguyện vọng và những kế sách của các em học sinh. Trong buổi gặp mặt này, một em học sinh trường Trung học phổ thông Ngô Gia Tự, quận 8, TP.HCM cho rằng việc học tập hiện nay quá nặng nề, học sinh không có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi. Đây có thể là một phần nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm ở lứa tuổi học sinh, “Em mong muốn học sinh cấp một, hai không bị giao bài tập về nhà để có nhiều thời gian vui chơi bên gia đình và tham gia các hoạt động ngoại khóa. Việc thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời sẽ kích thích não bộ phát triển tốt hơn các môn học lý thuyết”.
Cùng đồng quan điểm với ý kiến trên, Hoàng Hạnh Nhi, lớp 11 chuyên Anh, trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa cũng nêu ý kiến của em cũng như rất nhiều bạn khác thấy chương trình học hiện nay rất nặng nhưng lại sáo rỗng, giáo điều, không áp dụng vào thực tiễn được. Nữ sinh cho biết: “Em đang học lớp 11 và là học sinh chuyên Anh nhưng vẫn phải học nhiều kiến thức Vật lý, ví dụ như chương trình 11 có học về lực Lo-ren-xơ. Thực sự, em không hiểu mình phải học về lực này để làm gì và ứng dụng nó như thế nào”.
Theo Nhi, không nên áp đặt chương trình với 13 bộ môn đối với tất cả học sinh vì xu hướng hiện nay trên thế giới là giáo dục chuyên hóa. Tùy theo từng cá nhân cụ thể, không ai giống ai, việc áp đặt tất cả bộ môn lên mỗi học sinh là không cần thiết. Nhi đề xuất ngành giáo dục nên để học sinh được lựa chọn những môn mình muốn học. Nữ sinh cho rằng: “Khi được lựa chọn, thứ nhất, chúng em sẽ xác định được định hướng cho mình, khi thi đại học hoặc chọn nghề sẽ dễ dàng hơn. Việc tinh chỉnh chương trình học sẽ tạo điều kiện phát triển toàn diện đức – trí – thể – mỹ như định hướng hiện nay”.
Nguồn: suphamhanoi.edu.vn
Để lại một phản hồi