Phỏng vấn trực tiếp, tổ chức kỳ thi xét tuyển riêng, yêu cầu đạo đức nghề nghiệp.. là những phương pháp tuyển sinh ngành Sư phạm của các quốc gia trên thế giới.
- Đối tượng đủ điều kiện học Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng năm 2017?
- Cơ hội việc làm đang rộng mở đối với những ai theo học Cao đẳng Điều dưỡng
- Học ngay liên thông từ Trung cấp lên Cao đẳng Điều dưỡng không mất thời gian chờ đợi
Ở nước khác chỉ giáo viên giỏi mới được đứng lớp
Yêu cầu tuyển sinh khác nhau
Giáo dục là một trong những vấn đề cốt lõi để phát triển xã hội, nên nhiều nước trên thế giới luôn tuyển chọn nhân sự ngành giáo dục ở mức khắt khe và khó hơn những ngành nghề khác. Điển hình như Singapore một nước có nền giáo dục phát triến nhất thế giới chỉ cần đặt ra yêu cầu tuyển chọn những người giỏi, còn ở Mỹ lại chỉ cần người phù hợp. Cũng như thế, ở nhiều nước khác để trở thành giáo viên phải là những người xuất sắc, trải qua nhiều kỳ thi Đại học chính quy để trở thành cử nhân, như thế mới đươc đứng lớp giảng dạy. Bên cạnh những yêu cầu khắt khe về trình độ, những nước có nền giáo dục phát triển cũng có những chính sách, chệ độ đãi ngộ riêng để luôn giữ chân và thu hút được những giáo viên giỏi.
Cách tuyển chọn điển hình nhất của một vài nước có nền giáo dục tiên tiến như Ý chỉ những ai tốt nghiệp loại xuất sắc mới có thể đăng ký theo học ngành Sư phạm. Sau khi đăng ký, những thí sinh này vẫn phải trải qua vòng sàng lọc của nhiều Viện giáo dục khác nhau. Trong khi đó, ở Phần Lan, các ứng viên muốn trở thành giáo viên phải vượt qua 2 vòng kiểm tra hồ sơ và thi đầu vào và thực hiện phỏng vấn trực tiếp, sau cùng chỉ chọn những người có điểm cao nhất. Bên cạnh những nước có tiêu chuẩn tuyển chọn khắt khe thì cũng có một số nước như Nhật Bản, Trung Quốc và Anh, quá trình tuyển chọn không đến mức quá cầu kỳ. Tại những nước này, muốn vào ngành sư phạm, các ứng viên chỉ cần vượt qua kỳ thi THPT quốc gia.
Sinh viên phải trải qua rất nhiều kỳ thi lớn nhỏ khác nhau
Thực trạng ngành giáo dục của nước ta như thế nào?
Nếu đem so sánh nền giáo dục của nước ta và những nước bạn thì quả là một điều khập khiễng vì nhìn vào thực tế có thể thấy, sự đầu tư vào ngành giáo dục của nước ta chưa thực sự tốt, đối với một nước có nền kinh tế hạn hẹp như Việt Nam, nên vì thế chế độ cho cán bộ nhân viên cũng chưa ớ mức tương xứng. Còn nếu đem áp dụng hình thức tuyển sinh như một vài nước trên thì không đảm bảo vì lượng thí sinh nộp hồ sơ thi tuyển vào các ngành Sư phạm là rất đông. Chưa kể đến chính sách giáo dục của mỗi nước là khác nhau, trong khi đó quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế về giáo dục ớ nước ta diễn ra khá chậm.
Hiện nay các trường Cao đẳng, Đại học Sư phạm đang mở ra nhiều chương trình đào tạo ồ ạt, khiến cho chất lượng giáo dục chưa thực sự tốt như mong đợi. Mặc dù còn những hạn chế nhưng không thể phủ nhận ngành Sư phạm luôn có chỗ đứng trong xã hội, đặc biệt sau mùa tuyển sinh năm 2017 vừa qua, các chuyên gia về giáo dục nhận định một vài ngành như Sư phạm toán, ngoại ngữ, hóa… luôn “đắt giá” và không có dấu hiệu bị lép vế trong vài năm tới.
Câu chuyện về tuyển sinh giáo dục không phải là vấn đề riêng của nước nào, thậm chí ở những nước phát triển nhiều trường Đại học và các trường học luôn rơi vào tình trạng thiếu sinh viên và giáo viên trầm trọng, mặc dù chế độ có tương xứng và nhiều ưu đãi nhưng nhiều giáo viên vẫn quay lưng bỏ nghề vì áp lực và đòi hỏi cao cũng như các chính sách thường xuyên bị thay đổi.
Nguyễn An – suphamhanoi.edu.vn
Để lại một phản hồi