Các Trường Cao đẳng Sư phạm sẽ đi về đâu?

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang quyết liệt quy hoạch lại các trường sư phạm trên cả nước. Song đây là vấn đề liên quan tới nhiều chính sách không chỉ thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo mà còn thuộc nhiều bộ ngành khác.

Các Trường Cao đẳng Sư phạm sẽ đi về đâu?
Các Trường Cao đẳng Sư phạm sẽ đi về đâu?

Các Trường Cao đẳng Sư phạm sẽ đi về đâu?

Tình trạng thừa giáo viên sẽ ảnh hưởng đến thị phần của các trường sư phạm buộc phải giải thể, sáp nhập hoặc quy hoạch lại. Điều này thể hiện rõ qua hai mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng 2 năm qua, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu các trường đào tạo sư phạm giảm 10% chỉ tiêu tuyển sinh.

Trong khi đó hệ thống cơ sở đào tạo giáo viên “trăm hoa đua nở”, theo thống kê hiện nay có 108 cơ sở đào tạo giáo viên, trong đó 9 trường đại học sư phạm và 1 trường đại học giáo dục, 31 khoa sư phạm đại học, 35 trường cao đẳng sư phạm, 19 khoa sư phạm cao đẳng, 3 trường trung cấp sư phạm.

Theo chỉ đạo của Bộ trưởng thì nhiệm vụ trong tương lai của các trường cao đẳng sư phạm địa phương sẽ trở thành phân hiệu và trường là vệ tinh của trường đại học sư phạm. 

Tuy nhiên, nhiều tỉnh thành đã tổ chức nhiều cuộc bàn thảo để đi đến thống nhất xem trường Cao đẳng sư phạm sẽ đi về đâu nhưng chưa tìm được câu trả lời.

công tác bồi dưỡng giáo viên là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hiện nay nhưng nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo  không giao cho các trường Cao đẳng sư phạm địa phương mà lại giao cho các đại học thì khả năng các trường cao đẳng sư phạm sẽ phải đóng cửa.

Trao đổi vấn đề này, lãnh đạo Trường Cao đẳng sư phạm Sóc Trăng chia sẻ: “Cao đẳng sư phạm Sóc Trăng tồn tại được là nhờ có trường thực hành sư phạm, hiện trường có 1.448 học sinh từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở. Các cháu ăn 3 bữa: sáng, trưa, chiều tại trường”.

Lãnh đạo Cao đẳng sư phạm Sóc Trăng hi vọng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm có chỉ đạo để Sở Giáo dục và Đào tạo các địa phương giao công tác bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý bậc mầm non, tiểu học, trung học cơ sở cho các trường cao đẳng sư phạm để bồi dưỡng về năng lực giảng dạy và bồi dưỡng các chuyên đề đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Trong khi các trường “sống” bằng chỉ tiêu đào tạo nhưng với tình hình hiện nay thì Nhà nước đứng ra giải tán hay các trường tự giải tán vẫn đang là câu hỏi lớn mặc dù xã hội chưa thấy một định hướng cụ thể nào từ Bộ GD&ĐT.

Đến năm 2021 sẽ giảm tối thiểu 10% biên chế so với năm 2015.

Đến năm 2021 sẽ giảm tối thiểu 10% biên chế so với năm 2015

Đến năm 2021 sẽ giảm tối thiểu 10% biên chế so với năm 2015

Nghị quyết số 18-NQ/TW Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả vừa được thông qua tại Hội nghị Trung ương 6, trong phần Mục tiêu cụ thể đã nêu rõ: Đến năm 2021 sẽ giảm tối thiểu 10% biên chế so với năm 2015.

Các giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho ý kiến, Vấn đề đặt ra là nếu không tăng biên chế thì học trò nào còn muốn vào học trường sư phạm nữa? Và đồng nghĩa với việc từ nay đến năm 2021, các trường sẽ không tăng mà còn giảm biên chế. các địa phương phải chuyển hướng sang xã hội hóa để có tiền chi trả tiền giảng dạy đối với những giáo viên hợp đồng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có chủ trương để các trường cao đẳng sư phạm địa phương được tham gia vào công tác xây dựng kế hoạch và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Cái khó của các trường cao đẳng sư phạm hiện nay còn là tình trạng chảy máu chất xám. Nhiều giảng viên được đào tạo có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ nhưng không có việc làm (do ít sinh viên), không an tâm với công việc nên chuyển đi trường khác, tỉnh khác…

Do vậy phải giải quyết được những vấn đề nêu trên thì tương lai các trường cao đẳng sư phạm địa phương mới sáng sủa lên được.

Nguồn: suphamhanoi.edu.vn

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*