Chương trình giáo dục phổ thông mới vẫn “nặng”

Ban soạn thảo chương trình giáo dục phổ thông mới đã chọn 6 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đại diện cho 6 vùng trong cả nước để triển khai việc thực nghiệm chương trình mới.

Chương trình giáo dục phổ thông mới vẫn “nặng”

Chương trình giáo dục phổ thông mới vẫn “nặng”

Việc thực nghiệm các chương trình môn học mới bắt đầu từ ngày 23/3 và kết thúc vào 23/4/2018. Trong 1 tháng 48 trường học, bao gồm: 18 trường tiểu học, 18 trường trung học cơ sở và 12 trường trung học phổ thông tại 6 tỉnh, thành, đại diện cho 6 vùng phát triển của Việt Nam, gồm: Hà Nội, Lào Cai, Bình Định, Lâm Đồng, Cần Thơ, Bà Rịa – Vũng Tàu để thực nghiệm các chương trình môn học mới.

Chương trình giáo dục phổ thông mới vẫn “nặng”

Nói về kết quả của đợt lấy ý kiến này, các thành viên trong ban soạn thảo chương trình mới đánh giá ý kiến đóng góp đều rất tập trung, đa phần là đồng tình, tỉ lệ giáo viên không đồng tình chỉ chiếm rất nhỏ: Tính chung cả ba cấp học là 0,37% tổng số ý kiến đánh giá (Tiểu học: 0,14%; trung học cơ sở: 0,31%; trung học phổ thông: 1,09%). Số giáo viên được khảo sát không đồng ý với dự thảo chương trình môn học mới phần lớn cho rằng nhiều nội dung chương trình mới còn khó, thiên về truyền thụ kiến thức, dẫn đến quá tải.

Về kết quả dạy thực nghiệm, các giáo viên và cán bộ quản lí các trường tham gia thực nghiệm đều đánh giá cao ưu điểm và triển vọng của chương trình giáo dục phổ thông mới, chương trình các môn học đã xác định đúng các phẩm chất và năng lực mà môn học hình thành, phát triển cho học sinh. Phần lớn các bài học thực nghiệm đã xác định đúng những yêu cầu cần đạt ở mỗi bài học; chú trọng tổ chức các hoạt động học tập, tương tác của học sinh. Tuy nhiên, cũng nhìn nhận một số yêu cầu cần đạt còn cao so với trình độ của học sinh; nội dung một số bài thực nghiệm tương đối khó; một số bài vẫn còn nặng về trang bị kiến thức; dung lượng của một số bài chưa phù hợp với thời lượng dạy học.

Chương trình giáo dục phổ thông mới

Chương trình giáo dục phổ thông mới

“Việc bố trí nhiều đơn vị kiến thức trong một bài học không tạo điều kiện cho học sinh thực hiện các hoạt động khám phá, luyện tập và vận dụng kiến thức vào đời sống. Đây là những hạn chế, bất cập cần được mỗi nhóm tác giả chương trình môn học nghiêm túc xem xét và khắc phục trong thời gian tới”, ông Hoàng Đức Thắng – Trưởng phòng Đào tạo Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho ý kiến.

Một giáo viên tại một trường tiểu học ở Lào Cai nhận xét: Qua thực nghiệm cho thấy, học sinh hứng thú với chương trình mới. Nhiều nội dung kiến thức mới mẻ nhưng nhiều tiết nặng với học sinh. Nhà trường cũng đã  góp ý với ban soạn thảo về điều này.

Sau thực nghiệm chương trình, bước tiếp theo Ban soạn thảo sẽ hoàn thiện chương trình và trình Hội đồng thẩm định xem xét. Nếu đủ điều kiện, chương trình mới sẽ được hội đồng thẩm định thông qua. Sau đó Bộ trưởng Bộ GD-ĐT mới chính thức ký quyết định ban hành chương trình và tập huấn viết sách giáo khoa mới. Ban soạn thảo khẳng định việc đưa chương trình phổ thông mới vào thực hiện sẽ kịp tiến độ, chậm nhất đến năm học 2020-2021 sẽ triển khai dạy ở  lớp 1.

Nguồn: suphamhanoi.edu.vn

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*