Trong bối cảnh hàng nghìn cử nhân sư phạm thất nghiệp thì tại các trường học tình trạng “khát” giáo viên giỏi vẫn phổ biến. Đâu là nguyên nhân dẫn đến nghịch lý này?
- “3 cái được” lớn nhất khi học ngành Sư phạm
- Thay đổi chính sách miễn học phí với sinh viên ngành Sư phạm
- “Thả cửa vào đại học” cơ hội để đóng cửa các trường Đại học yếu kém
Sinh viên Sư phạm thất nghiệp do nhiều yếu tố tác động lên
Nghịch lý “thừa thầy – thiếu thợ”
Gần đây, Bộ ra quyết định sẽ thắt chặt và rà soát lại tất cả chất lượng giáo dục, với những trường không đủ chỉ tiêu đào tạo sẽ cắt bỏ với giáo viên thiếu chuyên môn sẽ đào tạo lại. Nguyên nhân được cho hiện nay cử nhân Sư phạm ra trường thất nghiệp rất nhiều, một phần cũng do tuyển chọn đầu vào không khắt khe dẫn đến tình trạng đào tạo ồ ạt. Theo như con số thống kê mới nhất của Bộ cho hay: “Dự tính đến năm 2020 hệ thống giáo dục không thể tuyển dụng hết số giáo viên mới ra trường nên sẽ thừa khoảng 41.000 người đối với cấp bậc tiểu học, 12.200 người đối với THCS và 16.900 đối với THPT và rất nhiều cử nhân, con số có thể tới hàng nghìn.
Đó là những con số thống kê, còn trên thực tế theo như nhận định của nhiều nhà trường cho thấy, nhiều trường vẫn thiếu trầm trọng giáo viên, mặc dù hàng năm nhận được vài trăm đến cả nghìn hồ sơ nhưng lại không thể tuyển đủ số lượng như ban đầu ước tính. Theo Cô Nguyễn Thị Hồng Huệ hiệu trưởng một trường Trung học cơ sở trên địa bàn Hà Nội chia sẻ: “tiêu chí trường đưa ra khi tuyển chọn giáo viên là cần có kiến thức chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, quý họ sinh…”. Nhưng trong quá trình test cho thấy nhiều cô giáo không soạn nổi 1 cuốn giáo án, đứng lớp thì thiếu tự tin, không biết xử lý tình huống, nên tôi cho rằng không phải ngành Sư phạm thiếu việc, thậm chí rất nhiều việc, đơn giản chúng tôi cần người giỏi còn sinh viên lại không đáp ứng được tiêu chuẩn nhà trường cần”.
Sinh viên thiếu quá nhiều kỹ năng giảng dạy
Sinh viên hãy bớt đòi hỏi và cần lắng nghe
Thực tế sinh viên Sư phạm ra trường thất nghiệp là có thật và không thể chối cãi. Tuy nhiên, theo khảo sát chung cho thấy những trường có chất lượng giáo dục Đại học, giáo dục phổ thông uy tín, thì tình trạng này rất ít, còn những trường đào tạo lỏng lẻo, dễ dãi thì tỷ lệ thừa giáo viên rất lớn. Trong khi đó, năm nào cũng có tỷ lệ sinh viên nói mình chọn nhầm ngành nghề, đa phần ý kiến chung của các em cho biết đều chọn khi nghe theo sự sắp xếp của gia đình, nhiều em thì chọn theo ngẫu hứng số còn lại được chọn theo đam mê và sở thích.
Đứng trước thực trạng thất nghiệp, các nhà tuyển dụng nhân lực chuyên ngành Sư phạm cũng có đôi lời nhắn nhủ đến sinh viên, hãy ngừng đòi hỏi về mức lương, chế độ đãi ngộ, các em cần phải xem xét xem bản thân mình đã làm được gì khi đến với nghề, giúp gì cho học sinh và nhà trường, khi các em nắm vững cũng như có đủ những kỹ năng mà nghề cần thì những nhu cầu trên sẽ tự có cho các em. Chỉ khi thật sự yêu nghề, tâm huyết vì nghề thì mới giúp các em không bao giờ nằm trong đối tượng thất nghiệp.
Có thể thấy vấn nạn thất nghiệp của ngành Sư phạm chưa đến mức báo động như nhiều người vẫn lầm tưởng, thậm chí những trường Đại học, Cao đẳng danh tiếng vẫn rất nhiều sinh viên đăng ký tuyển sinh. Trong khi đó nhiều trường từ cấp huyện trở xuống hay vùng biên giới, đảo xa, tỉ lệ thiếu giáo viên mới thực sự ở mức đáng báo động chứ không phải là tỉ lệ thất nghiệp.
Nguồn: suphamhanoi.edu.vn
Để lại một phản hồi