Rút ngắn thời gian đào tạo đồng nghĩa với việc thay đổi chương trình đào tạo và thu gọn một số các môn học. Một số giải pháp đang được thảo luận là nên bỏ các môn đại cương và tăng dạy những môn gắn với thực tiễn.
- Rút ngắn thời gian học đại học còn 3 năm sinh viên nói gì?
- Theo khung chương trình mới: Học đại học ngắn nhất chỉ mất 3 năm
- Nữ sinh đạt giải quốc gia – trượt Đại học sẽ học sư phạm.
- Năm 2017 các trường đại học lớn ở Hà Nội tuyển sinh như thế nào?
Theo các chuyên gia giáo dục việc thay đổi khung cơ cấu chương trình giáo dục quốc gia, trong đó việc Bộ sẽ cho phép rút ngắn thời gian đào tạo Đại học chính quy xuống 3 năm. Điều đầu tiên là các trường phải xem xét cải cách chương trình giáo dục ở chính các môn học của trường mình.
Dạy các môn gì phù hợp với giáo dục đại học 3 năm
Việc tính toán các môn Đại cương được các chuyên gia khuyến nghị để sao cho việc giáo dục đại học hợp lý. Nhiều sinh viên có ý kiến thắc mắc là chương trình giáo dục đại học khối lượng kiến thức đại cương chiếm quá lớn hết gần 2 năm đầu chỉ tập chung vào các môn giáo dục đại cương.
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên ĐBQH đưa ra ví dụ ở môn Toán trong khối các trường Khoa học tự nhiên và Khoa học kĩ thuật, công nghệ….thì học đến cấp độ nào và có nhất thiết phải trải qua 4 tín chỉ như hiện tại đang giảng dạy ở các trường Đại học không. Tương tự với các môn Lý, Hóa…phải tính toán làm sao phù hợp với các chuyên ngành của từng trường.
Cũng theo giáo sư Đỗ Thái Tài, Chủ nhiệm Khoa Toán, trường Đại học Sư phạm Hà Nội nêu ra một ví dụ dụ về một số ngành sư phạm, số lượng tín chỉ chuyên môn lý tưởng với trình độ cử nhân thôn thường là khoảng 90 đến 95 tín chỉ. Trong khí đó ngành sư phạm trong nước đang đào tạo với thời gian 4 năm gánh quá nhiều chức năng chỉ với 81 tín chỉ. Ông Thái cũng phân tích: “ Theo mô hình các nước, để đào tao ra một cử nhân Toán học thì mất 3-4 năm nhưng cũng không chỉ dưới 130 tín chỉ. Sư phạm cũng như ngành y được xem là ngành đặc thù cho nên có khung và thời gian đào tạ riêng. Ông này dẫn chứng đối với Đại học nước ngoài họ không có ngoại ngữ, không thể dục và giáo dục quốc phòng, chính trị…trong chương trình đào tạo.”
Tương tự với Giáo sư Tiến sĩ Đinh Văn Sơn , Hiệu trưởng trường Đại học Thương Mại ý kiến: “Trường Đại học nước ngoài họ không dạy ngoại ngữ nhưng không vì thế mà ta bỏ, nhưng cũng không nên quá ôm đồm, chỉ cần để cho sinh viên tự tích lũy ở bên ngoài rồi căn cứ vào tiêu chuẩn để công nhận”
Lập các câu lạc Bộ thay vì dạy thể dục
Một ý kiến được cho là có chất lượng của giáo sư, nguyên Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết cho rằng việc giảng dạy môn giáo dục thể chất trong các trường Đại học và hệ thống giáo dục đại học cần được xem xét lại. Có nhất thiết phải xem nó là một môn học và cho điểm như bây giờ hay chỉ nên tổ chức dưới hình thức các câu lạc bộ để cho sinh viên tham gia và hoạt động.
Cũng đồng quan điểm trong việc chuyển đổi các môn học kĩ năng sang phương pháp ngoại khóa để cấp giấy chứng nhận khi không thể cắt giảm chương trình chỉ có cách đó. Hoặc thay đổi phương pháp học và cho học sinh tự bố trí thời gian biểu và sắp xếp từ đó sinh viên sẽ chủ động. Đây là những quan điểm của Thạc sĩ Phạm Thái Sơn (Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TPHCM)
Bỏ những môn học không liên quan.
Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật TPHCM cho rằng việc đào tạo với nhiều tín chỉ trong nhiều năm dẫn đến kéo dài. Mới đây nhất trường đã cắt bỏ một số những môn để giảm tín chỉ sắp xếp lại chương trình học với các ngành đề đổi mới phương pháp dạy và học tích hợp giữa các môn khác nhau.
Hiện tại ông Dũng cũng cho biết nhà trường đã mạnh dạn cắt bỏ nhiều môn không liên quan đến từng ngành hoc ví dụ như các môn đại cương .. trước khi cắt bỏ nhà trường đã xem xét và đánh giá. Nếu cứ mạnh dạn cắt bỏ một cách máy móc để bằng với đào tạo Đại học của nước ngoài thì có thể xảy ra tình trạng sinh viên thiếu kiến thức khi tốt nghiệp tình trạng thất nghiệp tất yếu sảy ra.
Nguồn : Cao đẳng Y Dược Pasteur
Để lại một phản hồi