Nhằm đẩy mạnh đào tạo đội ngũ chất lượng và nhân lực y tế chất lượng cao, trường Đại học Y Hà Nội sẽ thực hiện điều chỉnh chương trình đào tạo bác sĩ theo một hình mới trong tương lai.
- Các trường Đại học ở Nhật sẽ vào Việt Nam tuyển sinh Y- Dược
- Đào tạo Đại học 3 năm: Phải nhờ doanh nghiệp đánh giá đầu ra.
- Đào tạo Đại học 3 năm nên bỏ gì – dạy gì?
Tiến tới chuẩn bị để đào tạo bác sĩ theo mô hình mới
Tại hội thảo : “Đổi mới đào tạo Y Khoa” do trường Đại học Y Hà Nội tổ chức ngày 16/11 vừa qua, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội – PGS. TS Nguyễn Đức Hinh cho biết trường sẽ thực hiện điều chỉnh chương trình đào tạo theo mô hình đổi mới y khoa.
Cụ thể trường Đại học Y Hà Nội sẽ điều chỉnh chương trình đào tạo theo mô hình 6 + 3 hoặc 4. Nhà trường sẽ đào tạo chương trình cho các Bác sĩ Đa khoa 6 năm, sau đó sẽ học luôn 3-4 năm chuyên sâu để lấy bằng Bác sĩ đa khoa chuyên sâu. Giai đoạn từ năm 2017 – 2019 nhà trường sẽ chuẩn bị cho những năm đầu tiên của chương trình bao gồm soạn thảo lại chương trình học và chuẩn bị về cơ sở vật chất, điều kiện sinh viên…Và đến năm 2019 – 2020 bắt đầu áp dụng cho chương trình mới cho khóa Y1 và năm học 2023 – 2024 sẽ hoàn thành công tác chuẩn bị cho toàn bộ trường trình. Từ năm 2019 sẽ bắt đầu vừa thực hiện vừa rút kinh nghiệm và sửa đổi để đi vào chuẩn hóa.
Hiện nay sinh viên Y khoa vẫn học theo chương trình cũ 6 năm tốt nghiệp đại học chính quy ra trường và đi làm 1 thời gian sau đó quay lại học tiếp chuyên khoa 1 để hành nghề bác sĩ. Từ năm học thứ 7, người học có đủ điều kiện sẽ tham gia kỳ thi chứng chỉ quốc gia hành nghề do Bộ Y tế tổ chức và cấp dự kiến là năm 2020.
Giáo sư Nguyễn Hữu Tú, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội cho biết thêm: “Chương trình đào tạo 6 năm của trường đại học chỉ là cơ bản, thêm 3 năm chuyên sâu mới là quan trọng. Sau đó nếu đủ điều kiện các sinh viên mới được tham gia thi tiếp để cấp chứng chỉ hành nghề. Kỳ thi này sẽ dựa trên năng lực của mỗi người, nếu sinh viên có học giỏi đến đâu mà không qua được kỳ thi này thí cũng không được cấp chứng chỉ hành nghề”.
Cũng theo ông Tú, hiện nay chương trình đào tạo của nhà trường với chuẩn đầu ra không còn phù hợp với xu hướng. Nguyên nhân là học 6-7 năm trời sinh viên ra trường chỉ phù hợp đi làm bác sĩ đa khoa tuyến huyện, hoặc đi đỡ đẻ … thì quá lãng phí. Hơn nữa sinh viên trong trường học quá thụ động, quá nặng về lý thuyết còn giảng viên thì dạy chạy cho hết chương trình thiếu giám sát nên hiệu quả dạy và học là chưa thực sự cao.
Trước đó quy định mới rút ngắn thời gian đào tạo Đại học chính quy tối thiểu xuống còn 3 năm theo khung chương trình hệ thống giáo dục quốc dân mới khiến giới chuyên môn lo ngại không thể áp dụng được với các ngành đặc biệt như Y dược. Với việc đưa ra đào tạo chương trình y khoa mới như Đại học Y Hà Nội như này thì chắc chắn một điều rằng ngành Y khoa không thể rút ngắn thời gian đào tạo đại học như các ngành khác.
Nguồn:Suphamhanoi.edu.vn
Để lại một phản hồi