Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đứng thấp nhất Châu Á, trong khi việc phân luồng học sinh để đào tạo chưa thực hiện hiệu quả dẫn đến việc thừa thầy thiếu thợ và thất nghiệp tràn lan.
- Học nghề phổ thông: Học sinh được lấy bằng nghề ở ngoài
- Sở giáo dục đào tạo hướng dẫn học sinh dùng facebook an toàn.
- Ngành Giáo dục triển khai tuyển sinh qua mạng 2016?
- Bộ GD&ĐT đã công bố quy chế thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2016
Trước thực trạng thất nghiệp chất lượng cao ngày càng gia tăng “190.000 cử nhân thất nghiệp” và tình trạng học sinh chỉ có một cách học lên đây là câu hỏi được đại biểu Lê Minh Chuẩn khi chất vấn Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT trong kì họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV.
Phải phân luồng đào tạo yếu kém để khắc phục tình trạng thừa thầy thiếu thợ
Trả lời chất vấn về chất lượng đào tạo, Bộ trưởng cũng thẳng thắn thừa nhận sự yếu kém trong công tác phân luồng đào tạo mới được nhận thức. Những con số chênh lệch cho thấy 70% trung học cơ sở vào học tại các trường trung học phổ thông trong khi con số này chỉ chiếm 5% vào các trường đào tạo nghề, 15% xuất khẩu lao động đã được cảnh báo từ lâu.
Bộ trưởng Nhạ cũng chỉ ra hiện nay như một hệ quả tất yếu học sinh vẫn lựa chọn học cao vì thuận theo ý cha mẹ, vì không hiểu thực sự mong thực sự của mình là gì. Trong khi đó cứ học lên và việc thất nghiệp cử nhân lại tăng lên mỗi năm trong khi lực lượng lao động lành nghề. Con số nhu cầu về việc làm của những sinh viên khi ra trường 70-80% trong khi chỉ tiêu tuyển dụng với nhóm này chỉ thấp dưới trung bình 30%.
Nguyên nhân quy luật khách quan của việc thừa thầy được cho là lực lượng lao động trực tiếp (tức lao động ngành nghề) càng ngày càng giảm còn lao động gián tiếp (lao động tri thức) càng ngày càng gia tăng. Trong khi nhu cầu xã hội thì ngược lại lao động trực tiếp mới chính là xã hội cần dẫn đến tình trạng thừa thầy, thiếu thợ mất cân bằng giáo dục trên thị trường lao động.
Phân luồng nhờ khung giáo dục chương trình mới
Trình bày cho cơ sở để phương án phân luồng Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết phân luồng liên quan đến xã hội, công nghệ và chương trình lớp 9 sẽ được tăng cường tính thực tế cũng như được bố trí kĩ lưỡng tránh tình trạng “cưỡi ngựa xem hoa”.
Tới bậc trung học phổ thông, giáo dục hướng nghiệp cần thể hiện rõ nét hơn để giúp học sinh THPT có thể định hướng nghề nghiệp cho bản thân mà không phải đợi đến khi học đại học. Bộ sẽ có những phương án chỉ đạo sát sao công tác xây dựng chương trình THPT và sách giáo khoa để thỏa mãn sự phân luồng này.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cũng cho biết vừa qua, Chính phủ đã thông qua và ban hành cơ cấu hệ thống giáo dục quốc gia, trong đó khung chương trình giáo dục quốc gia đã có những điểm mới được các chuyên gia nước ngoài và nhà tuyển dụng đánh giá cao, có sự liên thông nước ngoài với khung trình độ quốc gia 8 bậc của ASEAN, đồng thời giáo dục nghề nghiệp và các bậc học của giáo dục nghề nghiệp quốc dân cũng có liên thông với nhau. Bộ trưởng cho rằng cùng với việc đổi mới khung chương trình giáo dục sẽ tạo ra sự phân luồng mạnh mẽ mang tính chủ động. Và sắp tới Bộ GD&ĐT và Bộ LĐTB&XH sẽ phân luồng mạnh mẽ để đẩy mạnh giáo dục. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.
Nguồn :Cao Đẳng Y Dược Pasteur
Để lại một phản hồi