Giảng dạy văn chương trước yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0

Cụm từ “cách mạng công nghiệp 4.0” gần đây đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của mọi người, nó có sứ mệnh thay đổi thế giới và tất nhiên giảng dạy văn chương không tách rời quá trình đó.

Những khó khăn trong công tác giảng dạy văn chương hiện nay
Những khó khăn trong công tác giảng dạy văn chương hiện nay

“Chắc chắn tỉ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên nếu chúng ta buông xuôi mặc cho số phận, chấp nhận làm thuê bằng sức lao động chắc chắn sẽ thất nghiệp”. Có thể thấy cách mạng công nghiệp 4.0 có tác động đến tất cả các vấn đề và tác động đến tất cả mọi người trên thế giới này. Đối với công tác giảng dạy văn chương tại các trường cũng cần có những thay đổi để phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Những khó khăn trong công tác giảng dạy văn chương hiện nay

Trong quá trình truyền tải văn chương có rất nhiều trở ngại, nhất là khi văn chương đang nằm trong tình thế cạnh tranh vô cùng khốc liệt bởi các loại hình nghệ thuật khác cũng như các ngành, chuyên ngành học khác. Nhưng có lẽ khó khăn nhất là làm sao để các em học sinh, sinh viên tiếp thu và nắm chắc được các yêu cầu của môn học.

Nhiều giảng viên đã rất kỳ vọng và đầu tư vào bài giảng của mình cả về chất lượng nội dung lẫn phương pháp sư phạm với niềm tin rằng bản thân có thể truyền đạt đến đông đảo sinh viên niềm say mê đối với văn chương. Song thực tế diễn ra không như những gì các thầy cô mong đợi bởi rất nhiều lớp văn học đơn thuần chỉ là một môn có trong chuẩn khung chương trình đào tạo chứ không phải là học chuyên sâu.

Ví dụ như ở các trường trung học phổ thông chuyên thì những bạn chuyên các khối tự nhiên sẽ chỉ học môn ngữ văn như một môn bình thường khác, chứ không học sâu, học kỹ như các bạn chuyên khối xã hội. Và đến khi lên bậc Đại học, Cao đẳng thì việc học văn chương một cách bài bản thì lại càng khó hơn.

Giảng dạy văn chương trước yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0

Giảng dạy văn chương trước yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0

Biện pháp cải thiện, khắc phục những khó khăn

Thầy Trần Xuân Tiến – giảng viên văn học tại Trường Đại học Văn Hiến chia sẻ rằng: “ sau thời gian trăn trở, tôi tự nghiệm ra rằng tôi đã quá duy ý chí trong một nỗ lực bất khả thi”.

Cuộc sống này là muôn màu muôn vẻ và mỗi cá nhân có quyền lựa chọn cho riêng mình một niềm yêu thích với bất kỳ một lĩnh vực nào đó

Thầy Tiến cũng chia sẻ cách mà thầy khắc phục những khó khăn trong quá trình giảng dạy văn chương của mình. Thầy âm thầm chia lớp học thành 4 nhóm:

Sẽ có những sinh viên dành nhiều tình cảm cho văn chương, xem văn chương như một niềm đam mê cuốn hút, đây là nhóm thứ nhất, rất cần trao đổi thường xuyên để khuyến khích sở thích của các em.

Sẽ có những sinh viên rất nhiệt tình tham gia tiết học nhưng chớ vội xếp vào nhóm thứ nhất, vì sự năng động mà các em thể hiện trên lớp hiện diện trong tất cả các môn học, đây là nhóm thứ hai, không hẳn có cảm tình đặc biệt với văn chương nhưng luôn tích cực quan tâm đến bài giảng.

Nhóm thứ ba là nhóm trung lập nhưng không có nhiều phản ứng rõ rệt về thái độ của bản thân đối với môn học. Và nhóm còn lại, tất nhiên rồi, là những sinh viên có định kiến xem văn chương là ủy mị, sến súa nên đã thường bày tỏ tâm lý ca thán, uể oải đối với môn học.

Như vậy, với mỗi nhóm sinh viên đặc thù, thầy sẽ cố gắng có những phương pháp sư phạm riêng để thu được kết quả dạy và học tốt nhất có thể. Khi phân nhóm và áp dụng phương thức giảng dạy khác nhau cho mỗi nhóm, sẽ dần thu được những kết quả khả quan hơn.

Biện pháp cải thiện, khắc phục những khó khăn

Biện pháp cải thiện, khắc phục những khó khăn

Các Nhà trường cần có những thay đổi gì trước thách thức và cơ hội cách mạng 4.0?

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang dần thay đổi thế giới. Giảng dạy văn chương không nằm ngoài bức tranh chứa đựng sự biến chuyển có nhiều ý nghĩa đó của nhân loại, đây được coi là một cơ hội lớn đối với nền văn học nước nhà nói riêng và nền văn học thế giới nói chung.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang khiến cho tất cả các đối tượng sinh viên trở nên gần nhau hơn, ít nhất là về mặt ứng dụng văn chương trong cuộc sống. Tức là, cơ hội chuyển hóa, vận dụng văn chương vào cuộc sống của các em là ngang nhau, cả thuận lợi lẫn khó khăn.

Giảng dạy văn chương ngày nay, không đơn thuần chỉ là công việc trao truyền những giá trị nghệ thuật mà các bậc thầy văn chương đã sáng tạo nên, trong phạm vi của những trang sách, mà xa hơn cần tạo ra một cơ chế để người học có thể sử dụng văn chương như là một trong những kỹ năng của đời thường, một trong những vốn liếng để thực hành sống.

Cô Lê Thị Thu – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho rằng, cách mạng công nghiệp 4.0 chứng kiến cuộc chạy đua khốc liệt chưa từng có nhằm biến kho tàng tri thức trừu tượng thành sản phẩm cụ thể để phục vụ tốt hơn nữa cuộc sống của nhân loại và nó là nhiệm vụ của tất cả mọi người, mọi ngành, mọi cấp.

Có thể nói, không một lĩnh vực nào trong cuộc sống thiếu vắng sự hiện diện của văn chương, cho dù đó là công nghệ tân tiến, hiện đại nhất. Người thầy cần làm sáng rõ vấn đề này và khơi dậy những nỗ lực sáng tạo từ người học để quá trình vận dụng văn chương vào cuộc sống trở thành một nhu cầu tự thân, bức thiết và tất yếu.

Như vậy, văn chương sẽ hiện diện như là một thành tố tất yếu của bất kỳ một nghề nghiệp nào. Có thể hiểu đơn giản như vậy. Và đó là một nỗ lực còn dài ở phía trước, không chỉ từ phía người dạy.

Nguồn: suphamhanoi.edu.vn

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*