Yêu cho roi cho vọt – ghét cho ngọt cho bùi là câu nói rất quen thuộc của ông cha chúng ta trong việc giáo dục con trẻ, liệu rằng đây có phải cách tốt để dạy bảo con trẻ?
- Giáo viên tiểu học bắt buộc phải tốt nghiệp Đại học sư phạm
- Mô hình giáo dục mới khiến nhiều trường khó áp dụng
- Một số phương pháp giúp con nói tiếng Anh như người bản xứ
Giáo dục con cái bằng roi vọt
Nhiều cha mẹ cho rằng, việc sử dụng đòn roi sẽ khiến con trẻ nghe lời hơn, có trường hợp cha mẹ và giáo viên đánh đập trẻ rất mạnh tay, thậm chí là gây thương tích cho trẻ. Đây phương pháp giáo dục con trẻ thiếu khoa học, không những không mạng lại những lợi ích gì với trẻ mà còn gây ra tổn hại về tinh thần và thề xác của trẻ.
Tác hại khi dạy con bằng roi vọt
Trong thời đại hiện nay, việc sử dụng roi vọt trong quá trình nuôi dạy con cái không còn phù hợp gây ra không ít những nguy hại đối với trẻ như:
Nếu cha mẹ dùng đòn roi với mật độ sử dụng và cường độ ngày càng cao làm ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ trong suốt quãng thời gian phát triển và trưởng thành. Những hành động dùng roi đánh vào tay chân, các bộ phận nhạy cảm, lằn lên những vết thương, thậm chí rỉ máu không chỉ gây tổn thương về thể xác mà còn gây ra nỗi đau về mặt tinh thần.
Tổn thương tâm lý: Việc trẻ thường xuyên phải chịu đựng những đòn roi của bố mẹ, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của con trẻ đang lớn khôn, khiến chúng trở lên lì lợm hơn, không dám tiếp xúc với cha mẹ và trẻ sẽ có xu hướng sử dụng bạo lực để giải quyết công việc hơn khi trưởng thành.
Bên cạnh đó những trẻ thường xuyên sống trong cảnh bị cha mẹ đánh đập,… thì dễ có nguy cơ bị stress, khủng hoảng tâm lý, luôn trong trạng thái căng thẳng, lo sợ. rất dễ dẫn tới trầm cảm.
Tổn hại đến sự phát triển trí óc: Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, việc trẻ thường xuyên bị giáo dục bằng roi vọt sẽ làm giảm chỉ số phát triển trí thông minh hơn những trẻ bình thường khác, do đó phương pháp giáo dục này hưởng rất lớn đến sự phát triển và khả năng tư duy của não bộ sau này.
Người Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác đều “nằm lòng” câu nói “Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”, càng yêu thương thì càng phải nghiêm khắc dạy dỗ, thậm chí là đánh đập con trẻ không thương tiếc để giúp con nên người. Tuy nhiên việc lạm dụng đòn roi quá nhiều trong quá trình giáo dục con cái sẽ gây cản trở tới quá trình phát triển, hình thành nhân cánh con người của con trẻ sau này.
Khi nào thì sủ dụng đòn roi mang lại kết quả?
Việc sử dụng đòn roi để giáo dục con cái không được khuyến khích, nhưng cũng có nhiều trường hợp cha mẹ cần sử dụng đòn roi để răn đe trẻ, tuy nhiên để mang lại kết quả thì việc sử dụng đòn roi còn phải phụ thuộc vào mức độ và từng độ tuổi khác nhau để không làm tổn hại đến sức khỏe, tâm lý của trẻ.
Dạy bảo con thay vì sử dụng roi vọt
Việc sử dụng đòn roi nếu dừng lại ở mức độ cảnh cáo nhẹ nhàng trẻ sẽ ý thức được việc làm nào là không đúng, việc làm nào là sai, nhất là trẻ từ 1 – 3 tuổi, độ tuổi trẻ còn chưa hiểu biết nhiều và thích khám phá mọi thứ xung quanh, bắt đầu trở nên nghịch ngợm. Đây cũng là giai đoạn bắt đầu hình thành nên tính cách, nhận thức rõ rệt của một đứa trẻ, sử dụng đòn roi ở mức độ có thể chấp nhận được sẽ có tác dụng uốn nắn, cho trẻ đi vào khuôn khổ, không bị sai lệch.
Có thể thấy, việc sử dụng roi vọt thường xuyên không phải là cách giáo dục phổ thông mang lại hiệu quả. Thay vì thường xuyên nóng giận, quát mắng và sử dụng đòn roi để dạy dỗ trẻ, các bậc phụ huynh nên thường xuyên trò chuyện, giải thích cho trẻ hiểu rõ những việc nào là đúng, việc nào là sai, để trẻ tự ý thức, chủ động nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm. Trường hợp trẻ bướng bỉnh, ngang ngạnh thì có thể sử dụng roi vọt để răn đe con nhưng đi cùng với đó là cần giải thích cho chứng hiểu chứ không phải đánh xong để đó.
Nguồn: suphamhanoi.edu.vn
Để lại một phản hồi