Giáo dục Việt Nam cần đầu tư hơn để phát triển ngoại ngữ

Rất nhiều người mong muốn nền giáo dục nước ta sẽ sớm được tiếp cận theo mô hình giáo dục của các nước tiên tiến, nhưng để làm được trước tiên cần sử dụng tiếng anh chuyên nghiệp.

Những khó khăn trong việc học tiếng Anh cho người mới bắt đầu

1

Giáo dục Việt Nam cần đầu tư hơn để phát triển ngoại ngữ

 

Thành thạo ngoại ngữ đang dần trở thành yêu cầu cơ bản

Sử dụng thành thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh trong giai đoạn hiện nay là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, thực tế việc đào tạo ngoại ngữ của nước ta hiện nay đang gặp nhiều vấn đề.

Rất nhiều phụ huynh và học sinh có mong muốn nền giáo dục nước ta nên học tập và làm theo các nước có nền giáo dục tiên tiến, như thế chất lượng giáo dục mới ngày càng được nâng cao. Không chỉ là mong muốn của phụ huynh, học sinh mà đây cũng chính là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hướng tới khi đã xác định giáo dục Đại học và các cấp học luôn là quốc sách hàng đầu. Nếu chất lượng giáo dục được nâng cao thì việc các gia đình cho con đi du học nước ngoài sẽ được giảm tải.

Nhưng để giáo dục Việt Nam hội nhập và tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến trên thế giới thì khả năng sử dụng tiếng Anh trong công việc và giao tiếp phải thật sự chuyên nghiệp. Tuy nhiên, thực trạng chính là hiện nay việc đào tạo ngoại ngữ tại trường chưa đạt được kết quả như mong muốn.

Nhiều gia đình thường cho con học ngoại ngữ từ khi còn mẫu giáo hay học tiểu học, thậm chí còn giao tiếp với con hoàn toàn bằng tiếng anh để tạo cho con thói quen giao tiếp từ khi còn nhỏ. Phụ huynh đã dần hiểu và nhận thức được trong tương lai tiếng anh trở nên rất quan trọng, dù là không đi du học nước ngoài, thậm chí ở trong nước việc các công ty, doanh nghiệp đòi hỏi nhân viên sử dụng thành thạo tiếng anh cũng đang dần trở thành xu thế tất yếu và bắt buộc phải có.

2

Nhiều cha mẹ cho con đi học thêm ngoại ngữ từ rất sớm

Những trở ngại trong việc đào tạo chất lượng ngoại ngữ

Không phải ngẫu nhiên mà các bậc phụ huynh lại cho con em mình tới nhiều các trung tâm, lò luyện thi, gia sư riêng để chuyên đào tạo về ngoại ngữ. Thực chất theo nhận định của Bộ GD- ĐT về đạo tạo chuyên môn ngoại ngữ tại các trường còn rất yếu kém, vì sĩ số học sinh đông thời gian có hạn nên điều kiện để giáo viên được tương tác với tất cả học sinh là không thể. Nếu chỉ học tại trường thì khả năng giao tiếp tiếng anh của trẻ chỉ dừng ở mức độ giới thiệu cơ bản về bản thân, còn để giao tiếp chuyên sâu hơn thì là điều khá khó khăn. Chưa kể đến giáo trình tiếng anh cũng thường xuyên bị thay đổi, chưa có sự nhất quán về khung giáo trình.

Hiểu được điều đó, thời gian qua, ngành giáo dục đã và đang triển khai việc dạy một số tiết song ngữ trong ở cấp trung học phổ thông nhằm nâng cao khả năng tiếng Anh cho học trò và cả đội ngũ giáo viên đứng lớp. Vì nhiều giáo viên trong thời gian học đại học và cao đẳng không học tiếng Anh, hoặc có học thì sau nhiều năm không sử dụng cũng đã quên hết hoặc vốn tiếng anh không quá phong phú.

Trên thực tế ta cũng có thể nhận thấy học ngoại ngữ không thể muốn là học được. Vì không chỉ phải đầu tư nhiều về thời gian mà còn cả khả năng theo học của mỗi người, nếu áp khối lượng khiến thức quá nhiều sẽ khiến các em bị quá tải vì ngoài việc học ngoại ngữ các em còn phải học thêm khá nhiều môn xã hội và quan trọng hơn vẫn là phải phù hợp với bối cảnh hiện nay của nước ta.

Nguồn: suphamhanoi.edu.vn

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*