Hình thành văn hóa cho học sinh nhờ xây dựng văn hóa đọc

Từ xưa, sách đã được xem là kho trí thức của nhân loại, là món ăn tinh thần không thể thiếu của con người. Đọc sách là cách tự học, tự bồi dưỡng kiến thức và cũng là cách giải trí lành mạnh.

Xây dựng “góc thư viện lớp học”
Xây dựng “góc thư viện lớp học”

Sách còn được xem là người thầy vĩ đại của nhân loại, là người bạn tốt nhất của mỗi chúng ta. Song, khi đời sống kinh tế – xã hội phát triển, nhất là sự bùng nổ của Công nghệ Thông tin, sự ra đời của Internet và điện thoại di động, thói quen đọc sách dần dần mai một, nhất là trong lứa tuổi thanh thiếu niên, học sinh.

Xây dựng “góc thư viện lớp học”

Từ xu thế đó, ngay từ đầu năm học, Sở GD – ĐT tỉnh Kiên Giang xem việc xây dựng văn hóa đọc cho học sinh là một trong những nhiệm vụ của Nhà trường. Các thư viện trường học cũng được trang bị, đầu tư khang trang, phong phú, hấp dẫn. Tuy nhiên, nhiều học sinh vẫn không mặn mà khi đến thư viện trường.

Làm thế nào để hoạt động đọc sách trở thành hoạt động thường xuyên, hàng ngày đối với học sinh? Làm thế nào để sách đến gần hơn với học sinh và mang lại hiệu quả thiết thực đối với các em? Ý tưởng “Góc thư viện lớp học” của trường Trung học phổ thông Long Thạnh đã được hình thành để hướng đến mục tiêu ấy.

“Góc thư viện lớp học” là một trong 8 tiêu chuẩn mà nhà trường quy định trong phong trào trang trí lớp học xanh – sạch – đẹp. Theo tiêu chuẩn nhà trường, mỗi lớp học phải có một “Góc thư viện”. Đó có thể là một kệ sách, một tủ sách đơn giản do chính học sinh thiết kế và thực hiện. Ở góc thư viện sẽ trưng bày các loại sách bổ ích do học sinh mang từ nhà đến, sách hay các em mượn được từ thư viện trường hoặc sách mua từ quỹ của lớp do học sinh đóng góp.

Hàng năm, mỗi lớp học đều có “Góc thư viện” để phục vụ cho tập thể lớp. Hình thức “Góc thư viện” được thầy và trò trường thiết kế, thực hiện khá đơn giản nhưng cũng rất phong phú, hấp dẫn. Đó là những kệ sách tự làm bằng giấy thùng mì, tủ sách mini làm bằng ván, bằng kính, bằng các thanh sắt hoặc tận dụng sọt đựng trái cây phế liệu… Các lớp còn phối hợp kệ sách chung với kệ trưng bày những chậu kiểng nhỏ hoặc những sản phẩm do chính các em học sinh tự làm như tranh vẽ, đồ lưu niệm, hoa giấy…

Hình thành văn hóa cho học sinh nhờ xây dựng văn hóa đọc

Hình thành văn hóa cho học sinh nhờ xây dựng văn hóa đọc

Hình thành văn hóa cho học sinh nhờ xây dựng văn hóa đọc

Điều mà thầy trò trường THPT Long Thạnh tâm đắc nhất có lẽ là các em tiếp cận gần hơn với sách. Chỉ cần vài ba bước là các em có quyển sách, tờ báo trên tay để đọc. Thời gian chuyển tiết 5 phút ngắn ngủi, không thể đến được thư viện thì các em vẫn có sách để giải trí, thư giãn giữa giờ bằng những quyển truyện tranh.

Ở “Góc thư viện” của các lớp, sách được các em trang bị nhiều thể loại như các quyển từ điển, sách bài tập, sách nâng cao, truyện tranh, sách giáo dục kỹ năng sống, sách về biển đảo quê hương và các loại báo phù hợp với lứa tuổi học sinh.

Một em học sinh trong trường chia sẻ: “Nhờ có Góc thư viện, em và các bạn mang các quyển sách hay từ nhà đến trao đổi với nhau. Thích nhất là trong những giờ học chúng em có ngay những quyển sách để tham khảo thêm mà không cần mang theo cồng kềnh, hay khi giờ ra chơi cả lớp túm tụm lại đọc truyện tranh với nhau rất vui”.

Xây dựng “văn hóa đọc” trong học sinh cũng chính là góp phần hình thành năng lực tự học đồng thời nuôi dưỡng tâm hồn trong sáng và nâng cao hiểu biết về cuộc sống, về nhân loại cho các em học sinh.

Chia sẻ về vấn đề này, một sinh viên đang theo học tại Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho rằng: “ Hiện nay, sự phát triển bùng nổ của Smartphone, thay vì cầm sách đọc thì trên tay bạn nào cũng có một chiếc điện thoại để “lướt…lướt”, việc đưa văn hóa đọc vào học đường rất bổ ích không chỉ đối với các trường trung học phổ thông mà ngay cả các trường Cao đẳng, Đại học cũng nên phát triển mô hình này”.

“Góc thư viện lớp học” của thầy – trò trường THPT Long Thạnh, tỉnh Kiên Giang là một mô hình hiệu quả và thiết thực nhằm xây dựng cho học sinh lòng đam mê và tình yêu đối với sách, góp phần hình thành văn hóa đọc sách. Đồng thời, đây là một trong những cách làm hay, sáng tạo trong việc thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Nguồn: suphamhanoi.edu.vn

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*