Học phí các trường Đại học sẽ tăng 2,5 lần

Nhằm tăng mức đầu tư cho sinh viên mỗi năm học, học phí ở bậc Đại học cần tăng lên gấp 2,5 lần so với mức hiện nay.

Học phí các trường Đại học sẽ tăng 2,5 lần

Học phí các trường Đại học sẽ tăng 2,5 lần

Đề xuất này được đưa ra tại Hội thảo “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về tự chủ đại học” do Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng (Quốc hội) tổ chức.

Tăng học phí – tăng trách nhiệm của người học

Phát biểu tại hội thảo, Giáo sư Phạm Phụ – Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra đề xuất của mình: Cần tăng mức học phí ở bậc Đại học tại Việt Nam như hiện nay, nhằm có điều kiện tăng mức đầu tư cho sinh viên trong mỗi năm học. Giáo sư Phạm Phụ đã đưa ra dẫn chứng: Chi phí đầu tư cho sinh viên hiện nay ở Việt Nam còn quá thấp, chỉ vào khoảng 1.000 USD/năm, trong khi ở Đài Loan là 7.000 USD và Hoa Kỳ là 22.000 USD/năm.

Nếu mức thấp như hiện nay, Việt Nam sẽ không thể đào tạo ra lao động có sức cạnh tranh. Muốn tăng mức đầu tư thì cần phải tăng trách nhiệm của người học Đại học. Cụ thể là tăng học phí khoảng 2,5 lần so với hiện nay. Khi đó, cần phát triển các quỹ cho sinh viên vay vốn để đảm bảo công bằng xã hội vì hiện việc cho sinh viên vay từ ngân sách quy mô quá nhỏ và chỉ đủ trả học phí.

Cũng tại hội thảo, nhiều kiến nghị về vấn đề tự chủ tài chính trong trường ĐH được nêu ra. PGS-TS Trần Hoàng Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM cho rằng các quy định hiện hành về tự chủ ĐH hiện còn bất cập. Trong đó, các trường tự chủ được xây dựng cơ chế học phí nhưng học phí này vẫn bị khống chế bởi mức trần. Chính điều này khiến các trường chưa hoàn toàn tự chủ.

Về vấn đề này, T.S Y Dược Nông Thị Tiến – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, dự thảo luật sửa đổi cũng cho các trường tự quyết định mức thu học phí theo cơ chế giá nhưng lại cơ chế định giá do chính phủ quy định, đây là mâu thuẫn.

Tăng học phí – tăng trách nhiệm của người học

Tăng học phí – tăng trách nhiệm của người học

Sở hữu cổ phần trong trường công lập

Về vấn đề sở hữu cổ phần trong trường công lập PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cho ý kiến, cần phải nhanh chóng đưa vào luật việc bỏ cơ quan chủ quản. Hiện nay dù đã tự chủ nhưng tư duy của người lao động vẫn rất “bao cấp” vì họ không cảm nhận mình là người chủ trường.

Xem thêm: Thêm một trường “gia nhập” cơ chế tự chủ đại học

Trong khi đó, lại có ý kiến cho rằng, hình thức tự chủ cả chi đầu tư, chi thường xuyên không khác gì một trường Đại học tư thục, vì vậy trường công lập vẫn phải có một phần vốn nhà nước.

Nguồn: suphamhanoi.edu.vn

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*