Học sinh giỏi bây giờ không chỉ là ghi chép đầy đủ bài, học thuộc và trả lời bài vanh vách khi kiểm tra nữa, mà phải có những kỹ năng cần thiết thể hiện trình độ học vấn.
- Ký túc xá sống thử dành cho các các cặp sinh viên
- 100% các trường phổ thông phải sử dụng sổ điểm điện tử
- Ý kiến xung quanh kết quả thẩm định Tiếng việt 1 Công nghệ giáo dục
Học thuộc lòng liệu có đủ để trở thành học sinh giỏi?
Có thể thấy từ trước đến nay, giáo dục nước ta vẫn tiến hành theo phương pháp rập khuôn, thầy đọc trò chép, thầy kiểm tra trò đọc thuộc bài vanh vách là được coi là học giỏi, nhưng thực chất học trò có hiểu những gì mình nói hay không thì còn là một dấu hỏi lớn. Đó cũng chính là dấu hỏi còn bỏ ngỏ của nền giáo dục nước ta.
Sách giáo khoa được xem là chương trình chuẩn và quá trình dạy và học cần bám chuẩn chương trình sách giáo khoa là đúng. Nhưng việc học sinh có thể đọc vanh vách một văn bản nhưng chuyển sang văn bản khác lại không thể đọc được, thậm chí không hiểu được văn bản đó nói về cái gì? Đó được gọi là “học vẹt” và nếu học vẹt thì sẽ không nhớ được lâu, hoặc có thể quên một câu đầu tiên là có thể sẽ quên hết cả đoạn.
Vậy vấn đề chúng ta cần bàn đến đó là làm sao thầy, cô dạy học sinh không phải là học vẹt, học thuộc lòng mà phải hiểu bản chất của bài học. cách học này sẽ nhẹ nhàng hơn, bớt được gánh nặng kiến thức và bớt rập khuôn.
Từ bậc tiểu học cho đến Cao đẳng, Đại học các bậc phụ huynh luôn chỉ muốn con em mình học thuộc bài, đi thi đạt điểm cao và rất nhiều bạn học sinh, sinh viên đã áp dụng cách học đó nhưng bạn đâu biết học thuộc lòng là cấp độ thấp nhất của nhận thức.
Đồng ý rằng học thuộc lòng sẽ có nhiều lợi thế trong việc tiếp thu kiến thức nhưng từ khả năng học thuộc đó của mình, bạn cần phát triển vấn đề đó áp dụng vào thực tiễn. Tình trạng học vẹt, học thuộc lòng chính là nguyên nhân của tình trạng học sinh, sinh viên sau khi ra khỏi phòng thi là quên sạch những gì mình học và dĩ nhiên sau khi ra trường đi làm mọi thứ lại bắt đầu từ con số 0. Ngay cả những thủ khoa của các trường Đại học sau khi ra trường cũng lĩnh “bản án thất nghiệp”, vì hiện nay các nhà tuyển dụng quan tâm đến việc làm có thể làm được gì chứ không quan tâm đến bằng cấp mà bạn có được.
Không cần học tất cả nhưng phải làm được tất cả những gì mình học
Không cần học tất cả nhưng phải làm được tất cả những gì mình học
Tiến sĩ Nông Thị Tiến – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho rằng: “Phương pháp dạy học chúng ta cần hướng đến và phải thực hiện đó là dạy học không chỉ để biết mà phải biết làm gì từ những điều đã biết. Làm ở đây phải gắn với ý thức và thái độ, phải có kiến thức và kĩ năng, chứ không phải làm một cách máy móc, mù quáng”.
Một học sinh giỏi không chỉ cần chép bài đầy đủ, học thuộc sách giáo khoa mà cần phải hiểu được nội dung, ý nghĩa mà sách muốn nói và phải ứng dụng nó vào thực tiễn cuộc sống.
Học sinh giỏi bây giờ phải là người am hiểu xã hội, có khả năng, kỹ năng thuyết trình, khả năng quản lý nhóm, làm việc độc lập, quản lý được thời gian, đặt ra mục tiêu phấn đấu, và giải quyết vấn đề nhanh nhất. Học sinh giỏi trong thời đại mới phải có năng lực, chuyên môn, tư duy toán học, cảm thụ thẩm mỹ và nhạy bén trong công việc.
Tuy nhiên, học sinh giỏi thời nào cũng phải học đầy đủ các kỹ năng cần thiết, từ trình độ học vấn đến cách đối nhân xử thế. Điều này không thể một sớm một chiều, ngày một ngày hai, mà phải đòi hỏi một quá trình dài rèn luyện mới thành công.
Để lại một phản hồi