Ngay sau khi kết thúc kỳ tuyển sinh năm 2017, Bộ giáo dục đã đưa ra hướng tuyển sinh năm 2018 theo đó đề thi THPT năm 2018 sẽ có thêm kiến thức lớp 11, quy định về điểm sàn sẽ do từng Trường quy định.
- Cô giáo viên tiểu học xinh như nàng tiên?
- Chất lượng giáo viên trong tương lại liệu còn được đảm bảo?
- Vì sao sinh viên nên tham gia các hoạt động ngoại khóa
Phương án tuyển sinh năm 2018
Dự kiến Phương án tuyển sinh năm 2018
Theo phương án thi thpt quốc gia được Bộ giáo dục chốt chiều 28/09 đã đưa ra năm 2017 nội dung đề thi chủ yếu trong chương trình lớp 12 THPT, nhưng trong năm 2017 nôi dung đề thi sẽ mở rộng hơn có nằm trong Chương trình giáo dục phổ thông, việc nắm vững và chắc các kiến thức lớp 12 và lớp 11 sẽ là điểm tựa vững chắc, giảm áp lực mà vẫn dành kết quả tốt nhất.
Thí sinh đã tốt nghiệp THPT dự thi để lấy kết quả xét tuyển vào ĐH, CĐ có thể chọn bài thi độc lập hoặc bài thi khoa học tự nhiên hoặc bài thi khoa học xã hội, phù hợp với tổ hợp xét tuyển vào nhóm ngành theo quy định của các trường ĐH, CĐ.
Bộ GD-ĐT đề nghị các hiệu trưởng trực tiếp cho ý kiến về việc tổ chức bài thi tổ hợp, chọn một trong 2 phương án.
- Phương án 1: Giữ nguyên bài thi tổ hợp với 3 đầu điểm cho từng môn thi thành phần (giống như năm 2017).
- Phương án 2: Mỗi bài thi tổ hợp có nội dung của 3 môn thành phần nhưng được bố trí thành một bài thi hoàn chỉnh, chấm điểm chung với một đầu điểm thống nhất toàn bài thi (không tách thành 3 đầu điểm theo từng môn thi thành phần như năm 2017).
Mỗi bài thi tổ hợp có nội dung của 3 môn thành phần được bố trí thành một bài thi hoàn chỉnh, chấm điểm chung với một đầu điểm thực chất là bài thi tích hợp.
Số môn Thi dự kiến THPT Quốc gia năm 2018
Đối với Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 số môn thi cũng giống như năm 2017 đó là thí sinh thi 5 bài thi gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên (tổng hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) và Khoa học Xã hội (tổng hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân).
Kì thi sẽ diễn ra với 5 bài thi: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên (tổng hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) và Khoa học Xã hội (tổng hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân).
Trong đó, thí sinh giáo dục THPT thi 4 bài thi gồm: 3 bài thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi tự chọn: bài thi Khoa học Tự nhiên hoặc bài thi Khoa học Xã hội. Với bài thi Ngoại ngữ, thí sinh có thể chọn thi một trong các thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật. Thí sinh có thể dự thi cả 5 bài thi để sử dụng kết quả xét tuyển Giáo dục Đại học, CĐ.
Thí sinh giáo dục thường xuyên thi 3 bài thi gồm: 2 bài thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 1 bài thi tự chọn: bài thi Khoa học Tự nhiên (tổng hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) hoặc bài thi Khoa học Xã hội (tổng hợp các môn Lịch sử, Địa lí). Thí sinh có thể chọn thi thêm bài thi Ngoại ngữ để xét tuyển vào ĐH, CĐ nếu có nguyện vọng.
Sau khi có kết quả thi, các sở GD-ĐT sẽ cập nhật kết quả thi lên hệ thống quản lý dữ liệu của Bộ GD-ĐT, công bố kết quả thi và cấp cho mỗi thí sinh 1 Giấy chứng nhận kết quả thi.
Việc xét tốt nghiệp THPT sẽ kết hợp sử dụng kết quả điểm 4 bài thi tốt nghiệp (đối với thí sinh Giáo dục THPT) hoặc 3 bài thi tốt nghiệp (đối với thí sinh Giáo dục Thường xuyên) với điểm trung bình cả năm lớp 12 và điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có) để xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Năm 2017 phải công bố tỷ lệ sinh viên có việc làm
Từ năm 2018, bắt buộc trường phải thống kê tỷ lệ sinh viên có việc làm
Theo quy chế, mỗi trường phải công khai đề án tuyển sinh trên trang thông tin điện tử của trường và trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục trước khi thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi THPT quốc gia. Đề án phải cung cấp đầy đủ thông tin về điều kiện đảm bảo chất lượng, gồm: cơ sở vật chất (phòng học, phòng thực hành/thí nghiệm và các trang thiết bị chính yếu, học liệu), đội ngũ giảng viên, quy mô đào tạo cùng một số thông tin quan trọng khác.
Bộ Giáo dục sẽ thẩm định độc lập việc kê khai thông tin, nếu phát hiện trường hợp kê khai không đúng với thực tế sẽ quyết định dừng tuyển sinh đối với ngành/nhóm ngành liên quan, trường và cá nhân sai phạm sẽ bị xử lý.
Từ năm 2018 trở đi, các trường phải công bố thêm: tổng chi phí để đào tạo một sinh viên/năm, tỷ lệ sinh viên chính quy có việc làm sau 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp của 2 khóa gần nhất so với năm tuyển sinh (theo nhóm ngành). Những trường không công khai đầy đủ thông tin thì không được thông báo tuyển sinh.
Nguồn: suphamhanoi.edu.vn
Để lại một phản hồi