Nâng cao năng lực giáo viên để đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới

Trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, các trường sư phạm cần đào tạo ra những giáo viên thực sự có năng lực để đáp ứng nhu cầu của thực tế.

Nâng cao năng lực giáo viên để đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới

Nâng cao năng lực giáo viên để đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới

Cùng với việc đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, việc nâng cao năng lực các trường sư phạm, trong đó nòng cốt là đội ngũ giảng viên đóng vai trò rất quan trọng. Đây là lực lượng sẽ đóng vai trò then chốt trong công tác đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng giáo viên để đáp ứng Chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới.

Giải quyết thành công bài toán nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là chìa khóa để đạt được thành công trong công cuộc đổi mới GD-ĐT.

Những nút thắt cần được tháo gỡ

Đội ngũ nhà giáo là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục của một quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay có khá nhiều nghịch lý trong đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng giáo viên. Những nghịch lý đó là vai trò lớn nhưng vị thế thấp của nhà giáo. Vai trò quyết định chất lượng giáo dục của đội ngũ giáo viên là điều hiển nhiên.

Ngay từ bây giờ, đội ngũ giảng viên các trường sư phạm cần phải được quan tâm bồi dưỡng và phải trực tiếp tham gia vào các hoạt động đổi mới chương trình, SGK, để vừa nâng cao năng lực, vừa bám sát, cập nhật những yêu cầu cũng như nội dung mới nhất của chương trình giáo dục phổ thông.

Vấn đề thứ hai là đào tạo liên môn nhưng dạy học tích hợp. Theo lộ trình đổi mới giáo dục, đến năm 2019 giáo viên sẽ dạy môn học tích hợp Khoa học tự nhiên, tuy nhiên họ chỉ được đào tạo dạy học đơn môn.

Vấn đề thứ ba là, tích lũy văn bằng chứng chỉ nhưng không đạt được giáo dục thực chất. Nhà nước hàng năm dành một khoản tiền lớn để bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Tuy nhiên, về chất lượng đào tạo thì chưa có một cơ quan kiểm định chất lượng độc lập nào nên hiệu quả công tác bồi dưỡng còn chưa cao.

Từ những nút thắt, vấn đề đó, thầy Hoàng Đức Thắng – Trưởng phòng Đào tạo Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho rằng, cần phải thu hút người giỏi vào các ngành sư phạm để thầy cô toàn tâm toàn ý cho công tác giảng dạy thì không có cách nào hơn là cải cách chế độ tiền lương, thang bậc lương của giáo viên phải cao nhất trong các ngành sự nghiệp để phù hợp với chủ trương giáo dục là quốc sách hàng đầu.

Bên cạnh đó, cũng có một số ý kiến khác cho rằng cơ chế tuyển dụng giáo viên cần minh bạch, rõ ràng, bỏ cơ chế xin – cho trong tuyển dụng giáo viên.

Những nút thắt cần được tháo gỡ

Những nút thắt cần được tháo gỡ

Nâng cao năng lực giáo viên để đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đặt ra yêu cầu 100% giáo viên phải đạt trình độ chuẩn hoặc trên chuẩn, xếp loại từ đạt yêu cầu trở lên theo quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, giáo viên trung học. Đó là cơ sở để lập kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn giáo viên dạy học theo chương trình mới, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Vấn đề đặt ra là chúng ta cần xây dựng quy hoạch hệ thống đào tạo giáo viên dựa trên kết quả nghiên cứu, dự báo nhu cầu đào tạo giáo viên trên phạm vi cả nước.

Theo đó, ngành Giáo dục cần xây dựng quy hoạch các trường sư phạm theo cấu trúc chức năng, trong đó:

  • Tầng đầu tiên là các trường sư phạm quốc gia đóng vai trò là đầu tàu, chất lượng cao, hỗ trợ các trường trong hệ thống cùng phát triển.
  • Tầng thứ hai là các trường sư phạm địa phương, khu vực có vai trò phát triển nguồn nhân lực địa phương và chịu sự quy hoạch chung của hệ thống.
  • Tầng thứ ba là các khoa sư phạm trong trường đại học đa ngành, phải đảm đương trọng trách bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên địa phương dưới sự hỗ trợ giám sát về mặt chuyên môn của các trường sư phạm.

Cơ chế quản lý cho hệ thống đào tạo giáo viên cần đặc thù, tập trung, thống nhất cả nước, đánh giá chất lượng các trường Đại học, Cao đẳng sư phạm bằng bộ tiêu chuẩn phù hợp, xây dựng chuẩn giảng viên sư phạm.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước trong giai đoạn mới là nhiệm vụ thiết yếu của các cấp chính quyền. Điều này góp phần điều chỉnh cơ cấu, hệ thống đào tạo giáo viên, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo, đáp ứng nhu cầu của thực tiễn.

Nguồn: suphamhanoi.edu.vn

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*