Nguyên nhân khiến thí sinh không còn mặn mà với ngành Sư phạm

Nguyên nhân khiến thí sinh không còn mặn mà với ngành Sư phạm

Những năm trở lại đây, nhiều thí sinh đã không còn mặn mà với khối ngành Sư phạm. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này với ngành Sư phạm là do đâu?

Nhiều thí sinh không còn mặn mà với ngành sư phạm

Nhiều thí sinh không còn mặn mà với ngành sư phạm

Kỳ tuyển sinh vừa qua ghi nhận rất nhiều trường Cao đẳng Sư phạm trên toàn quốc tuyển sinh với số điểm rất thấp, cụ thể là 3 điểm/ môn đã có thể trúng tuyển vào hệ Cao đẳng Sư phạm. Điều này cho thấy biểu hiện về sự xuống cấp giá trị của ngành sư phạm. Nhiều thí sinh đã không còn mặn mà với ngành Sư phạm.

Tại sao thí sinh không còn mặn mà với ngành Sư phạm?

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng học sinh thờ ơ với các ngành Sư phạm vì đây là một nhóm ngành khó xin việc và mức lương dành cho giáo viên được cho là khá bèo bọt so với những ngành nghề khác.

Không chỉ vì đồng lương của giáo viên bèo bọt, mà cơ hội xin việc của sinh viên ngành Sư phạm sau khi ra trường là rất khó, không có chỗ dạy. Học sư phạm là để được dạy, song khi ra trường lại không được dạy, đây đúng là nỗi bất hạnh lớn. Và thực tế đáng buồn hiện nay là muốn được dạy dẫu là hợp đồng thì phải chạy vạy, xin xỏ hết cửa này đến cửa khác. Còn để được vào công chức thì còn khó hơn thế nữa.Lý do này là do đầu vào không cân xứng với đầu ra. Đó là đào tạo nhiều mà số lượng tuyển chọn quá ít. Vì quá ít nên ra trường thất nghiệp, vì thế học sinh khá giỏi không chọn vào ngành sư phạm là lẽ đương nhiên.

Hầu hết, gần đây các học sinh đều không thiết tha gì với nhóm ngành Sư phạm, nhất là dạy những môn học đã quá thừa giáo viên như: Toán, Văn, Ngoại ngữ, Lý, Hóa…
Chính sách miễn học phí cho các nhóm ngành Sư phạm dường như đã không còn đủ sức hút với các học sinh và gia đình các em nữa. Hầu như gia đình và học sinh đều quan tâm đến cơ hội việc làm sau khi ra trường thay vì được nhà nước hỗ trợ học phí khi học trong trường.
Tình trạng ngày càng ít học sinh đăng ký ngành Sư phạm sau khi kết thúc Kỳ thi THPT quốc gia dẫn đến chất lượng đầu vào của sinh viên ngành Sư phạm giảm dần theo từng năm. Đây cũng là một điều đáng lo ngại khi ngành Sư phạm không còn là ngành thu hút nhiều nhân tài của đất nước.

Giải pháp nào dành cho ngành Sư phạm hiện nay

Giải pháp thứ nhất: nâng cao đời sống cho giáo viên
Muốn lấy lại hình ảnh và vị thế của nghề giáo nói chung trong thời gian tới, phải làm sao để giáo viên (đặc biệt là giáo viên phổ thông) phải sống được bằng lương, phải nghiêm túc xem đây như là một khâu tối quan trọng trong chiến lược sử dụng con người phục vụ cho hoạt động giáo dục trong thời gian tới.
Bởi lẽ, một xã hội không biết quan tâm, không biết chia sẻ với nỗi thống khổ của người giáo viên, để họ phải sống trong khó khăn, nhếch nhác là một xã hội vô cảm.

Một số giải pháp đối với ngành Sư phạm

Một số giải pháp đối với ngành Sư phạm

Giải pháp thứ hai: Thay đổi tư duy trong quy hoạch; đầu tư, tuyển dụng giảng viên ở các trường đại học đào tạo ngành sư phạm
Trước hết, về vấn đề này như nhiều chuyên gia đã phân tích, hiện nay, có một thực tế là có quá nhiều trường Giáo dục Đại học đào tạo giáo viên sư phạm, trong khi đội ngũ giảng viên cũng như cơ sở vật chất lại không đáp ứng được yêu cầu. Đặc biệt là một số trường địa phương vốn được “nâng cấp” từ bậc Cao đẳng lên Đại học trong một thời gian rất ngắn.
Vì thế, việc cần làm ngay là gấp rút quy hoạch và đầu tư cho một số các đại học sư phạm trọng điểm theo từng vùng, từng khu vực để đảm bảo chất lượng đầu ra cho Giáo dục phổ thông sau này.
Giải pháp thứ ba: Thay đổi tư duy trong quản lý và hậu kiểm nhằm giải phóng áp lực hành chính sự vụ cho giáo viên phổ thông
Đã đến lúc cần phải thay đổi triệt cách tư duy trong quản lý và hậu kiểm đối với giáo viên phổ thông hiện nay nhằm giải phóng giáo viên khỏi áp lực sự vụ hành chính để họ tập trung đầu tư thời gian, công sức cho việc dạy học.
Có như thế mới mong nâng cao chất lượng dạy học của đội ngũ giáo viên phổ thông; từ đó góp phần lấy lại hình ảnh và vị thế của người giáo viên trong chính môi trường giáo dục lẫn ngoài xã hội.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*