Nhìn lại những đề xuất giáo dục đình đám nhất năm 2017

Trong năm 2017 vừa qua, những đề xuất của ngành Giáo dục đã nhận được sự quan tâm và gây ra nhiều tranh cãi đối với dư luận.

Nhìn lại những đề xuất giáo dục đình đám nhất năm 2017

Nhìn lại những đề xuất giáo dục đình đám nhất năm 2017

Dưới đây là những đề xuất táo bạo của ngành giáo dục, nhận được sự quan tâm và gây nhiều tranh cãi trong năm 2017 mà ban tư vấn Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cập nhật được.

Thí điểm không còn công chức, viên chức giáo viên

Năm vừa qua, từ “biên chế” trở thành từ khóa “nhạy cảm” đối với những người công tác trong ngành giáo dục, trước thông tin Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã đưa ra ý tưởng “sẽ thí điểm không còn công chức, viên chức đối với giáo viên ở một số trường phổ thông”. Câu nói này về sau được nói ngắn gọn thành “bỏ biên chế giáo viên”.

Sau khi ý kiến này được đưa ra đã vấp phải sự phản ứng của các giáo viên và tranh cãi trong dư luận. Sở dĩ các giáo viên phản ứng như vậy cũng đúng thôi bởi, để có một suất biên chế trong ngành giáo dục, giáo viên phải “chạy” đủ đường. Và với tâm lý phải vào bằng được biên chế nên lâu nay trong ngành giáo dục đã có một cuộc đua ngầm để vào biên chế bằng mọi giá. Đó cũng là mặt trái của biên chế, tuy tạo tính ổn định trong nghề nghiệp đối với giáo viên, nhưng mặt khác, nó tạo nên “bức bình phong” án ngữ, cố thủ trong nghề giáo.

Vì chính sách này đụng chạm đến quyền lợi của hàng triệu giáo viên trên cả nước nên nhiều người băn khoăn, lo lắng cũng là điều dễ hiểu. Cuối cùng, lãnh đạo Chính phủ trước cử tri và đại biểu quốc hội đã khẳng định không có chủ trương bỏ biên chế giáo viên, điều này đã giải tỏa tâm tư, nỗi lo lắng của hơn 1 triệu giáo viên, cũng như cả xã hội.

Thí điểm không còn công chức, viên chức giáo viên

Thí điểm không còn công chức, viên chức giáo viên

Tăng lương giáo viên, miễn học phí đến cấp THCS

Điểm nổi bật trong dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục hiện hành là xếp lương giáo viên cao nhất trong hệ thống bậc lương hành chính sự nghiệp và miễn giảm học phí tới cấp trung học cơ sở. Những đề xuất này thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Lâu nay, lương giáo viên là vấn đề đã được nhắc đi nhắc mãi. Điệp khúc lương giáo viên không đủ sống, lương giáo viên thấp… được đề cập đến rất nhiều. Chính vì vậy, không chỉ đội ngũ giáo viên mà cả xã hội đều đồng tình với đề xuất tăng lương cho giáo viên, để thầy cô yên tâm công tác.

Điều khiến nhiều người băn khoăn nhất là tiền đâu để tăng lương và miễn học phí?. Và có chắc chắn rằng sau khi miễn học phí các nhà trường có “phát minh” ra các khoản thu xã hội hóa hay không? Dù vậy, đây vẫn là những đề xuất mang tính đột phá của Bộ GDĐT trong năm vừa qua.

Đề xuất cải tiến chữ viết “Tiếq Việt”, "giáo dục" thành "záo zụk"

Đề xuất cải tiến chữ viết “Tiếq Việt”, “giáo dục” thành “záo zụk”

Đề xuất cải tiến chữ viết “Tiếq Việt”, “giáo dục” thành “záo zụk”

Đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt do PGS-TS Bùi Hiền (nguyên Hiệu phó Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội) đưa ra trong hội thảo “Ngôn ngữ ở VN: Hội nhập và Phát triển” được coi là đề xuất gây nhiều tranh cãi nhất trong năm 2017.

PGS – TS Bùi Hiền cho biết, lý do để ông nghĩ đến việc cần cải tiến chữ viết là vì sau hơn 40 năm làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, viết sách, biên soạn từ điển, ông thấy chữ quốc ngữ có nhiều ký âm rắc rối. Rất nhiều người cho đến lúc già vẫn chưa viết đúng chính tả.

Ngay sau khi được đăng tải trên báo chí, đề xuất của PGS Bùi Hiền đã đón nhận những tranh cãi trong dư luận.Nhiều nhà khoa học, nghiên cứu về ngôn ngữ đã lên tiếng phản biện khi cho rằng đề xuất thiếu cơ sở và thực tiễn khoa học, “thừa giấy vẽ voi” sẽ gây tốn kém, lãng phí thời gian và tiền bạc.

Bất chấp nhiều luồng ý kiến trái chiều, PGS Bùi Hiền cho biết ông sẽ kiên trì, tự bỏ tiền túi để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện đề tài cải tiến chữ viết của mình. Và những ngày vừa qua ông cũng đã “trình làng” cải cách phần 2 sớm hơn dự kiến.

Giải tán phòng giáo dục

Theo ý kiến của thầy Bùi Nam – một nhà giáo tâm huyết chia sẻ, nên giải tán phòng giáo dục quận, huyện để lấy tiền tăng lương cho giáo viên, thay vào đó tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho hiệu trưởng các trường. Ngay sau khi kiến nghị này được đăng tải, cộng đồng sư phạm, trong đó có các hiệu trưởng và đặc biệt là các giáo viên như “mở cờ trong bụng”. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, đề xuất của thầy Nam là tùy tiện, không khả thi.

Nguồn: suphamhanoi.edu.vn

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*