“Thầy mong em hiểu rằng em sinh ra để làm nhiều điều lớn lao hơn thế, điểm số một bài thi chẳng nói lên được tất cả”. Thầy Vương Linh đã viết như vậy cho cô học trò nhỏ của mình.
- Thời gian công bố tỉ lệ chọi lớp 10 của các trường THPT Hà Nội
- Xôn xao tâm thư của học sinh cấp 3 kiệt sức vì học
- “Học sinh ưu tú vào ngành sư phạm”, bài toán chưa có lời giải
Thầy hiệu trưởng gửi tâm thư cho học trò
Thầy hiệu trưởng gửi tâm thư cho học trò
Biết em Nguyễn Thị Thùy Dương (học sinh lớp 7D, trường trung học cơ sở Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An) rơi vào trạng thái suy sụp vì là thí sinh duy nhất của trường không đỗ môn nào trong kỳ thi kiểm định chất lượng mũi nhọn năm học 2017-2018 (tương đương cuộc thi chọn học sinh giỏi huyện) thầy Nguyễn Vương Linh, Hiệu trưởng nhà trường đã viết một bức thư mong muốn cô học trò nhỏ lấy lại tinh thần.
Tại kỳ thi kiểm định chất lượng mũi nhọn khối 6-7-8 huyện Nam Đàn, trường THCS Kim Liên có 63 học sinh tham dự. Kết quả 62 em đậu, trong đó có 6 giải nhất, 11 giải nhì… Em Nguyễn Thị Thùy Dương – học sinh lớp 7D không đậu môn Văn (được 12,25 điểm, trong khi 13 điểm là đậu).
Khi kết quả được thông báo rộng rãi, thầy Linh đoán Dương sẽ rất buồn. Ý tưởng viết lá thư động viên học sinh được lóe lên ngay lúc đó, nhưng thầy chưa viết liền mà muốn nắm bắt tâm lý của em thêm lần nữa.
Biết Dương là cô bé sống nội tâm nên thay vì dùng điện thoại, mạng xã hội hay trò chuyện trực tiếp, thầy Linh dành thời gian viết một bức thư, nắn nót câu từ để gửi riêng cho Dương. Lá thư được gấp cẩn thận rồi nhờ cô giáo chủ nhiệm gửi tận tay. Thầy chọn một cuốn truyện ở thư viện trường gửi kèm, là món quà nhỏ thày dành cho những cố gắng của cô học trò.
“Thầy giáo không chỉ dạy chữ, nặng nề thành tích mà cần quan tâm học trò, tạo cho các em môi trường phát triển toàn diện”, thầy Hoàng Đức Thắng – trưởng phòng Đào tạo Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ khi được biết câu chuyện.
19 năm công tác trong ngành giáo dục, thầy Nguyễn Vương Linh khẳng định điểm số không đánh giá tất cả. Ngoài kiến thức, các yếu tố như tâm lý, may mắn cũng ảnh hưởng tới kết quả thi.
Các em có thể thất bại nhưng vẫn còn nhiều cơ hội khác. Thầy hy vọng học trò đủ nghị lực vươn lên, coi thất bại là mẹ thành công, nỗ lực hết mình, đồng thời chú trọng rèn luyện đạo đức.
Thầy Linh nói thêm nhiều học sinh chịu áp lực lớn, có thể đưa ra quyết định dại dột. Vì thế, giáo viên nên quan tâm sâu sát, nắm bắt tâm lý của các em để kịp thời động viên.
Nguồn: suphamhanoi.edu.vn – Tổng hợp
Để lại một phản hồi