Tự chủ Đại học ở Việt Nam vẫn chỉ là nửa vời do chưa hiểu đúng

Tự chủ Đại học nếu chỉ nhìn ở góc độ tự chủ về thu chi như nhiều trường đại học hiện nay thực hiện thì  chưa thực sự chưa đầy đủ. Cách hiểu về tự chủ đại học đang bị thiếu hụt và dẫn đến những hiểu thiếu sót.

tu-chu-dai-hoc-o-viet-nam
Tự chủ Đại học ở Việt Nam vẫn chỉ là nửa vời do chưa hiểu đúng đủ

Không chỉ đơn giản chỉ là áp lực thu chi.

Hiện nay trên địa bàn cả nước có  14 trường Đại học được thực hiện thí điểm tự chủ, ngoài ra nhiều trường cũng có ý định muốn được trao thêm quyền tự chủ. Với số lượng như thế là quá ít trên tổng số gần 200 trường Đại học Cao đẳng trên đại bàn cả nước như hiện nay, nhưng ngay cả với những trường đã thực hiện tự chủ chỉ mời thực sự tự chủ về tài chính, tức là các trường này không nhận trợ cấp tài chính từ nhà nước mà sẽ tự hoạch toán thu chi.

Trong đó việc tự chủ tài chính không thực sụ đơn giản như vậy. Theo TS. Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng: “phải hiểu rằng ngân sách nhà nước sẽ được phân bổ theo hướng khác dựa trên năng lực chứ không phải bao cấp như trước. Việc tự chủ về tài chính nhà nước sẽ không cấp chi phí thường xuyên theo kiểu truyền thống nữa mà cấp theo kiểu nhiệm vụ, đơn đặt hàng, dự án trên nguyên tắc cạnh tranh. Trường nào năng lực đào tạo kết quả tốt sẽ được được đầu tư xứng đáng.”

Hiện nay với các trường được phê duyệt tự chủ chiến lược đầu tiên là nâng học phí và thiếu quan tâm đến các lĩnh vực khác như một số trường Đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh: Đại học Kinh tế, Đại học tài chính Marketing…Vấn đề này khiến xã hội hiểu nhầm rằng việc tự chủ thực chất chỉ là cắt nguồn ngân sách của nhà nước để các trường lo xoay sở và vận hành trong môi trường mới.

Nhiều trường cho rằng việc tăng học phí là việc bắt buộc và việc làm đầu tiên để có thể tiến hành đầu tư và nâng cao chất lượng đào tạo để cạnh tranh. Song tăng như nào, lộ trình tăng ra sao thì là điều cần phải đưa ra xem xét để tránh phản ứng.

tu-chu-dai-hoc
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trị hội thảo tự chủ đại học

Tự chủ đại học cần đưa ra cán cân công bằng để cạnh tranh

Sự thiếu công bằng trong cạnh tranh giữa trường công và tư cũng như cạnh tranh giữa các trường với nhau đang là vấn đề khiến nhiều trường loay hoay không dám tự chủ. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Hiệu trưởng trường Đại học Nguyễn Tất Thành chỉ ra một nhược điểm đó là:

“ở khía cạnh các trường công dù được giao quyền tự chỉ về tài chính- tức là không nhận ngân sách chi thường xuyên nhưng vẫn được đầu tư về cơ sở vật chất, những xây dựng cơ bản.. thì về cơ bản các trường công vẫn có cái lợi. Các trường này có thể thu cùng một lúc học phí và cung ứng chất lượng dịch vụ so với các trường tư. Khi đó các thí sinh sẽ lựa chọn trường công chứ không chọn trường tư. Như thế là cạnh tranh không công bằng, nhà nước phải có chính sách để điều chỉnh các trường bước vào một sân chơi công bằng”.

Một vấn đề khác cũng được quan tâm đó là các quy đinh pháp lý về quyền tự chủ đại học cho các cơ sở giáo dục đại học cũng cần thống nhất để tự chủ đại học không bị nửa vời hoặc tự chủ không bị trói buộc bởi những cơ chế. Tự chủ đại học là hướng đi đúng nhưng đang bị bó buộc trong những cơ chế chính sách chưa thực sự đồng bộ. Nếu sớm đáp ứng được những đòi hỏi thực tế này thí quá trình áp dụng tự chủ sẽ chỉ loanh quanh với áp lực thu chi mà thôi. Còn cái gốc của tự chủ giáo dục sẽ chẳng thay đổi được.

Nguồn: Cao đẳng Y Dược Pasteur

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*