Dường như mọi giáo viên THPT đều rất e ngại làm công tác chủ nhiệm bởi những áp lực nặng nề trong công tác quản lý học sinh cũng như phải đối mặt với những trách nhiệm “không tên”.
- Kỳ thi THPT Quốc gia 2018 sẽ điều chỉnh giảm điểm ưu tiên
- Sẽ không có đề thi minh họa trong kỳ thi THPT Quốc Gia 2018
- Những thay đổi lớn trong kỳ thi THPT Quốc Gia 2018
Giáo viên THPT sợ làm chủ nhiệm lớp
Câu chuyện giáo viên không hứng thú với công tác chủ nhiệm là hoàn toàn có thật, bởi thực tế khi đảm nhiệm công việc này, bên cạnh giảng dạy các thầy cô sẽ phải kiêm thêm một số công việc khác như: phụ trách lao động, nề nếp, đời sống tinh thần của học sinh… đây là những trách nhiệm không hề đơn giản và không phải ai cũng làm được.
Giáo viên THPT sợ làm chủ nhiệm lớp
Hiện nay, theo quy định của Bộ GD-ĐT, đối với giáo dục Phổ thông mỗi tuần giáo viên tiểu học sẽ phải dạy 23 tiết, trung học cơ sở là 19 tiết, trung học phổ thông sẽ là 17 tiết. Theo thông tư 28/2009/TT-BGDĐT giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học được giảm 3 tiết/tuần, ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần. Định mức tiết dạy như vậy đồng nghĩa với việc giáo viên chủ nhiệm phải kiêm nhiệm thêm rất nhiều công việc: soạn giáo án, làm hồ sơ sổ sách, dự giờ, lên chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt ngoại khóa…
Các giảng viên giảng dạy tại Cao đẳng Y Dược Hà Nội chia sẻ: Giáo viên giảng dạy bình thường thì đến tiết lên lớp, hết tiết lại ra về, chỉ cần đảm bảo khối lượng kiến thức văn hóa. Còn đối với giáo viên chủ nhiệm (GVCN) số lượng công việc sẽ lớn hơn rất nhiều, trên thực tế nhiều thầy cô cho rằng, công tác chủ nhiệm giống như là “bảo mẫu” bởi phải chăm lo tới rất nhiều mảng của các em học sinh.
Bên cạnh việc lên kế hoạch và hướng phấn đấu của lớp, các Thầy cô phải tìm cách để nắm vững được trình độ, năng lực và tính cách của mỗi học sinh. Đặc biệt, sức ép công việc dồn vào những lúc tính điểm học kỳ, những thời điểm thu các khoản tiền của học sinh như: bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm y tế, dụng cụ học tập, đồng phục, quỹ cha mẹ học sinh trường, lớp… những ai đã từng làm công tác chủ nhiệm sẽ dễ dàng cảm thấy sự vất vả khi thu các khoản tiền này. Với những trường hợp gặp học sinh quậy phá hay không chịu học gây ảnh hưởng chung tới kết quả của cả tập thể, thầy cô làm công tác chủ nhiệm sẽ cảm thấy áp lực vô cùng.
Giáo viên THPT sợ làm chủ nhiệm lớp
Giúp giáo viên THPT Phổ thông làm tốt công tác chủ nhiệm?
Muốn trở thành một giáo viên chủ nhiệm giỏi ở bậc Trung học phổ thông ngoài việc thầy cô phải là “nhà khoa học với vốn tri thức phong phú”, thầy cô cần hiểu được tâm lý, giới tính của học sinh, nhiệt huyết, tận tâm với nghề. Những người giáo viên tâm huyết, họ có thể tranh thủ từng giờ rảnh để đến với lớp, nắm bắt tình hình học tập, tâm sinh lý của các em lớp mình chủ nhiệm, đồng thời cố gắng uốn nắn những suy nghĩ lệch lạc, khuyến khích lòng hướng thiện và hiếu học của các em. Thầy cô phải tạo được niềm tin cho trò để là chỗ dựa về tinh thần khi các em gặp phải khó khăn trong cuộc sống. Dưới đây là một số biện pháp giúp thầy cô làm tốt công tác chủ nhiệm:
- Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm rõ ràng cho lớp học
- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giỏi
- Có kế hoạch khen thưởng rõ ràng
- Quan hệ mật thiết với phụ huynh học sinh
- Tạo sự gắn kết trong tập thể
Thực tế công việc của một giáo viên bình thường đã khiến bạn cảm thấy vất vả, là giáo viên chủ nhiệm trách nhiệm còn nhân lên gấp “bội”, tuy nhiên nếu có một “chiến lược” rõ ràng ngay từ đầu cũng với lòng yêu nghề chắc chắn một thời điểm nhất định bạn sẽ cảm thấy đây là công việc vô cùng ý nghĩa.
Nguồn: suphamhanoi.edu.vn
Để lại một phản hồi