Vấn đề trao quyền tự chủ cho các trường Đại học

Tự chủ về Đại học bao gồm những thành tố nào?

Trao quyền tự chủ cho các Trường Đại học là phương án đã được đặt ra từ lâu nhưng vẫn chưa đạt được sự thống nhất chung trong dư luận.

Tự chủ về Đại học bao gồm những thành tố nào?

Tự chủ về Đại học bao gồm những thành tố nào?

Cốt lõi của tự chủ Đại học là gì? Cần thực hiện như thế nào để mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả cũng như đạt được sự công bằng trong xã hội là những vấn đề cần sớm được trả lời.

Tự chủ về Đại học bao gồm những thành tố nào?

Tự chủ tức là tự quản lý, tự chủ về Đại học bao gồm tự chủ về nguồn nhân lực, tự chủ trong các vấn đề liên quan đến tuyển sinh, trong các chương trình giáo dục như phương pháp giảng dạy, các vấn đề liên quan đến quản lý hành chính và tài chính, các nguồn tài chính của Trường.

Để phương án tự chủ Đại học có thể đi vào thực hiện đồng bộ, bên cạnh hoàn thiện các văn bản pháp luật, giáo dục Đại học cần phải nhận được sự đầu tư thích đáng từ xã hội, có cơ chế và sự quản lý minh bạch; có đội ngũ cán bộ, giảng viên đủ mạnh để đảm bảo khả năng tự chủ về mặt học thuật…

Lợi ích của việc tự chủ ở các trường Đại học

Có thể khẳng định rằng, việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các cơ sở giáo dục Đại học công lập đã tạo ra cơ hội cho các cơ sở giáo dục nâng cao tính tích cực chủ động, quản lý chi tiêu tài chính của mình. Thực hiện nhiều chủ trương liên quan đến tự chủ về giáo dục, trong thời gian qua đã có nhiều chính sách liên quan tới giáo dục Đại học được sửa đổi và ban hành mới, đặc biệt là chính sách thu học phí. Khi các Trường Đại học tự chủ về tài chính sẽ giúp tăng nguồn thu để đầu tư cho giáo dục, đặc biệt sẽ giúp các Trường có chính sách đãi ngộ hợp lý hơn đối với đội ngũ cán bộ, giảng viên…

Lợi ích của việc tự chủ ở các trường Đại học

Lợi ích của việc tự chủ ở các trường Đại học

Những khó khăn khi các Trường Đại học thực hiện quyền tự chủ

Trên thực tế, cơ chế chính sách của Nhà nước về phương án này hiện nay còn chưa cụ thể, tính chủ động của các trường trong việc thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính cũng mang tính hình thức, không thực tế.

Đặc biệt, rất nhiều Trường lo rằng khi tự chủ về tài chính, Nhà nước sẽ không cấp ngân sách thường xuyên cho các hoạt động dẫn đến nhiều khó khăn trong công tác dạy và học. Đồng chí Vũ Đức Đam cho rằng: “Các trường Đại học hãy bỏ ý nghĩ và nỗi sợ là nếu tự chủ thì không được Nhà nước đầu tư nữa. Tôi khẳng định tự chủ Đại học không phải là Nhà nước không đầu tư nữa, chỉ có điều thay đổi cách đầu tư”.

Khi giao quyền tự chủ cho các Trường tức là các trường sẽ tự chủ về tổ chức, nhân sự; tự chủ về chuyên môn và tự chủ về tài chính.

Theo các thầy cô giảng dạy tại Cao đẳng Y Dược Hà Nội, vấn đề tự chủ tại các Trường Đại học cần phải nhanh chóng có sự đồng nhất giữa các cơ quan cũng như các Trường Đại học để sớm đạt kết quả như mong muốn.

Nguồn: suphamhanoi.edu.vn

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*