Năm 2017 vừa qua là một năm có khá nhiều biến động đối với ngành giáo dục nước nhà, vậy bước sang năm 2018, sẽ có những “đột biến” gì với ngành giáo dục?
- Giảng viên sư phạm đạt chuẩn phải có năng lực nghiên cứu khoa học
- Nhìn lại những đề xuất giáo dục đình đám nhất năm 2017
- Khắc phục “vấn nạn” bệnh thành tích trong toàn ngành giáo dục
Năm 2018 ngành giáo dục sẽ có thay đổi đột biến gì?
Chuyển từ khái niệm “thi” sang “kiểm tra đánh giá”
Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, sẽ chuyển dần khái niệm “thi” sang khái niệm “kiểm tra đánh giá” các kiến thức phổ thông, cơ bản của học sinh và sẽ giảm bớt các kỳ thi không thiết thực.
Bộ trưởng Nhạ chỉ đạo Trung tâm Khảo thí quốc gia của Bộ GDĐT chủ trì, phối hợp với các sở GDĐT xây dựng ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa, các địa phương sử dụng để đánh giá, bảo đảm tính công bằng, khách quan, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá, sử dụng sổ điểm điện tử, tập trung xây dựng ngân hàng câu hỏi, chuẩn hóa đánh giá, áp dụng thi trung học phổ thông quốc gia, tiến tới tổ chức kiểm tra, đánh giá trên máy tính.
Giảm áp lực cho giáo viên và học sinh, góp phần ngăn chặn bệnh thành tích trong giáo dục. Theo đó, việc tinh giảm các cuộc thi dành cho giáo viên và học sinh phổ thông phải cần được nghiêm túc thực hiện.
Chuyển từ khái niệm “thi” sang “kiểm tra đánh giá”
Đổi mới tuyển sinh đầu cấp
Về tuyển sinh đầu cấp Trung học cơ sở và cấp Trung học phổ thông, sẽ ban hành quy định tuyển sinh THCS và THPT có chỉnh sửa quy định về hình thức tuyển sinh phù hợp với thực tiễn.
Đối với các cơ sở giáo dục THCS có số lượng học sinh đăng ký dự tuyển cao hơn số chỉ tiêu được giao thì có thể áp dụng phương thức xét tuyển kết hợp với kiểm tra, đánh giá năng lực. Không sử dụng kết quả các cuộc thi do các địa phương, doanh nghiệp tổ chức làm căn cứ tuyển sinh đầu cấp THCS, THPT.
Ngăn chặn tình trạng dạy thêm, học thêm
Mặc dù đã được quán triệt nhưng tình trạng dạy thêm – học thêm ở các nhà trường vẫn diễn ra rất “sôi nổi”. Trong năm 2018, Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ban hành quy định về dạy thêm, học thêm sẽ được chỉnh sửa và bổ sung nhằm tăng cường trách nhiệm của sở GDĐT trong việc quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm đảm bảo lành mạnh, tránh biến tướng hoạt động này.
Ngăn chặn tình trạng dạy thêm, học thêm
Về khắc phục bệnh thành tích và tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp, cần nghiêm túc thực hiện “chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục”. Ông Hoàng Đức Thắng – Trưởng phòng đào tạo Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho rằng, đây là giải pháp quan trọng để tăng cường kỷ cương, nền nếp, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, trong đó có việc khắc phục tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp.
Hạn chế “quyền thu” của phụ huynh
Về các khoản thu ở cơ sở, Bộ trưởng chỉ đạo Vụ Giáo dục Trung học, Vụ Kế hoạch – Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chỉnh sửa Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh, Thông tư số 29/2012/TT-BGDĐT quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng khuyến khích tài trợ nhưng phải đảm bảo công khai, đúng quy định của pháp luật.
Nguồn: suphamhanoi.edu.vn
Để lại một phản hồi