Người tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, để trở thành giảng viên đại học, cao đẳng khi tham gia giảng dạy tại trường học bắt buộc phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, kể cả những người đã là giảng viên đại học hoặc tốt nghiệp đại học sư phạm, theo quy định bắt buộc của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bắt buộc phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm mới được giảng dạy?
Các trường hợp phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư…
Bà Ngô Thanh Trúc tốt nghiệp đại học chuyên ngành sư phạm và đã giảng dạy tại trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Vĩnh Long được 19 năm. Theo hướng dẫn tại Văn bản số 2102/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 13/5/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I), giảng viên chính (hạng II) năm 2016 thì một trong những điều kiện được dự thi thăng hạng giảng viên từ hạng III lên hạng II là phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dành cho giảng viên.
Bà Trúc hỏi, trường hợp của bà có bắt buộc đáp ứng điều kiện nêu trên không?
Về vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời như sau:
Điểm e, Khoản 1, Điều 77 Luật Giáo dục quy định trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy cao đẳng, đại học là “Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với nhà giáo giảng dạy cao đẳng, đại học; có bằng thạc sĩ trở lên đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận văn thạc sĩ; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận án tiến sĩ”.
Điều 79 Luật Giáo dục quy định, “Trước khi được giao nhiệm vụ giảng dạy, giảng viên cao đẳng, đại học phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm”.
Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là bắt buộc đối với giáo viên?
Thực hiện quy định của Luật Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm (Quyết định số 61/QĐ-BGDĐT ngày 16/10/2007, Thông tư số 12/2013/TT-BGDĐT ngày 12/4/2013 ban hành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học, cao đẳng thay thế Quyết định số 61/QĐ-BGDĐT).
Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ ban hành tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập quy định một trong các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giảng viên là “có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên”.
Theo các Ban tư vấn Trường Cao đẳng Y dược TPHCM
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì người tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, để trở thành giảng viên đại học, cao đẳng, bắt buộc phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, kể cả những người đã là giảng viên đại học hoặc tốt nghiệp đại học sư phạm, vì:
Mỗi chương trình đào tạo có mục tiêu, nội dung đào tạo cho một đối tượng cụ thể, trong một khoá đào tạo cụ thể để sau khi tốt nghiệp làm công việc cụ thể phù hợp với mục tiêu và nội dung của chương trình mà người đó đã được đào tạo. Mỗi chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cũng có mục tiêu, nội dung và đối tượng áp dụng khác nhau.
Chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm gồm các học phần chuyên môn và kiến tập, thực tập thuộc chương trình đào tạo các ngành sư phạm do các cơ sở đào tạo giáo viên xây dựng chi tiết để đào tạo giáo viên dạy mầm non, phổ thông. Người học hoàn thành chương trình đào tạo này được cấp bằng tốt nghiệp sư phạm đạt trình độ chuẩn đào tạo của giáo viên mầm non, phổ thông nhưng chưa đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo dạy cao đẳng, đại học theo quy định của Điều 77 Luật Giáo dục.
Nguồn: Cao đẳng Y Dược Pasteur
Để lại một phản hồi