Ngay sau khi Bộ Gi áo dục và Đào tạo công bố 14 bộ đề thi minh hoa cho kỳ thi THPT Quốc Gia 2015 đã có rất nhiều ý kiến khác nhau về đề thi và cách để làm các đề thi tốt. Với môn Toán, học sinh cần phải có những kiến thức cơ bản để có thể đủ điểm tốt nghiệm THPT.
- Quy chế tuyển sinh năm 2017 gây khó khăn cho các trường ĐH tốp trên
- Thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2017: 1 thí sinh phải thi 2 lần
Đề thi môn Toán
Với 50 câu hỏi trong thời gian 90 phút, như vậy trung bình mỗi câu bạn có 1,8 phút để thực hiện. Do số lượng câu nhiều nên trong 50 câu các dạng câu có tính đánh đó sẽ không xuất hiện mà đều là các câu hỏi liên quan đến các kiến thức cơ bản trong chương trình.
Tỉ lệ các câu ở mức độ kiến thức cơ bản nhiều hơn những câu đòi hỏi vận dụng kiến kiến để tuyển sinh đại học. Câu trúc đề thi sẽ gồm 7 nội dung theo đúng 7 chương trình mà các bạn đã học ở lớp 12. Ở mỗi nội dung sẽ sắp xếp theo mức độ để học sinh có thể lựa chọn nhanh thứ tự các câu dễ.
Thời gian 1,8 phút/1 câu là tính cả thời gian đọc câu hỏi, nhớ lại kiến thức đã học và việc thực hiện lựa chọn đáp án. Do vậy mà các thầy cô nhắc các bạn cần phải tranh thủ thời gian và xây dựng cho mình hướng làm bài.
7 lưu ý khi làm trắc nghiệm môn Toán
1.Vận dụng tốt máy tính
Các câu mà sử dụng máy tính cầm tay để tìm được kết quả chiểm khoảng 1/3 số lượng câu trong đề. Tuy không cần quan tâm đến bước giải nhưng học sinh vẫn phải biết các khái niệm, các kiến thức thì mới có thể thực hiện việc sử dụng máy tính thành thạo và nhanh.
Do vậy bên cạnh việc sử dụng tốt các kiến thức mà còn cần tìm hiểu kiến thức.
2.Đọc, hiểu tốt tránh những câu “bẫy”
Trong quá trình dạy học, để có thể học tập tốt, thì học sinh cần lắng nghe các thầy cô phân tích những sai lầm hoặc những điều cần tránh khi có câu hỏi có mục đích là “bẫy” học sinh lựa chọn đáp án sau.
Việc đọc hiểu cần phải được các bạn rèn cẩn thận, tỉ mỉ. Các thầy cô cũng có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau để chi cho học sinh những cách hiểu sai, hiểu đúng.
3.Khái quát vấn đề
Không chỉ dừng lại ở việc học các kiến thức cơ bản. Mỗi bạn học sinh cần luyện cho mình khả năng khái quát vấn đề khi học xong các vấn đề. Ví dụ như bên cạnh việc học từng hàm số với các dạng đồ thi khác nhau thì các bạn cũng cần tổng kết để có thể đáng giá, đối chiếu với nhau.
4.Hiểu rõ khái niệm
Về mức độ các dạng toán liên quan tới một khái niệm, thầy cô cần xuất phát từ thí dụ đơn giản, đơn thuần là áp dụng định nghĩa, nhưng cũng tiến tới các thí dụ đòi hỏi hiểu khái niệm hơn, đưa ra bài toán để học sinh tránh hiểu sai về khái niệm. Chẳng hạn với câu 2 chỉ cần học sinh áp dụng định nghĩa về đường tiệm ngang nhưng tới câu 9 thì đòi hỏi phải hiểu hơn và vận dụng tốt hơn về khái niệm.
5.Tìm ra nhiều cách giải khác nhau
Khi thực hiện một dạng tốt, thì các bạn vần vận dụng được nhiều cách giải khác nhau để khi gặp các tình huống trong đề thi thì có thể vận dụng, lựa chọn ra cách nào làm nhanh nhất, có thể đưa ra phương án tốt nhất.
6.Khái quát hóa bài tập
Ngoài việc làm với các bài toán cụ thể thì các bạn cũng cần học để làm được những bài toán có tính tổng quát và ghi nhớ kết quả tổng quát. Ví dụ như một bài toán: cho tấm kim loại hình vuông có cạnh là a (đ.v.đ.d), người ta cắt đi ở 4 góc các hình vuông cạnh x (đ.v.đ.d) để gấp thành cái hộp không nắp (a > 2x). Xác định x để thể tích hình hộp lớn nhất. Thể tích V = x(a – 2x)(a- 2x) (đ.v.d.t).
Với bài toán này, bạn có thể áp dụng bất đẳng thức Cô – si hoặc xét hàm số sẽ tìm ngay được kết quả V lớn nhất khi x = a/6, do vậy với bài cụ thể này học sinh thấy ngay x = 2. Như vậy là chúng ta có thể tổng quát khó hơn là tấm kim loại là hình chữ nhật thì sao?
7.Mở rộng kiến thức
Khi học các khái niệm toán thì các bạn học sinh cần tìm hiểu thêm các ý nghĩa hình học hoặc vật lý của khái niệm, hoặc quay lại với các khái niệm khác để so sáng đối chiếu.
Ví dụ với khái niệm đạo hàm tại một điểm, các bạn có thể tìm hiểu, học thêm về ý nghĩa vật lý và ý nghĩa hình học. Hay sau khi học xong khái niệm nguyên hàm thì có thể quay lại so sánh với khái niệm đạo hàm.
Nguồn: Cao đẳng Y Dược Pasteur
Để lại một phản hồi