Việc chuyển giao quyền quản lý giáo dục nghề nghiệp về cho Bộ LĐTB&XH để chuẩn hóa khung giáo dục quốc gia sẽ đưa tất cả các trường Trung cấp và Cao đẳng kể cả các trường đào tạo Y – Dược.
- Rút ngắn thời gian học đại học còn 3 năm sinh viên nói gì?
- Theo khung chương trình mới: Học đại học ngắn nhất chỉ mất 3 năm
- Nữ sinh đạt giải quốc gia – trượt Đại học sẽ học sư phạm.
- Năm 2017 các trường đại học lớn ở Hà Nội tuyển sinh như thế nào?
Đây là quyết đinh mới nhất, theo đó Bộ GD&ĐT đã chính thức bàn giao hơn 200 trường Cao đẳng và hơn 300 trường Trung cấp Chuyên nghiệp ngoại trừ các trường thuộc khối ngành sư phạm về dưới sự quản lý của Bộ LĐTB&XH.
Các trường Trung cấp và Cao đẳng Y –Dược sẽ thuộc quản lý của Bộ LĐTB&XH
Thực hiện việc chuyển gia này từ năm sau 2017, các trường Cao đẳng Y –Dược sẽ tuyển sinh theo quy chế mới của Bộ LĐTB&XH. Từ ngày 9/11 tất cả các trường Trung cấp và Cao đẳng trừ các trường sư phạm sẽ thi hành theo quy chế mới này.
Theo thứ trưởng bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, từ năm 2017 các trường Cao đẳng – trung cấp chuyên nghiệp này sẽ thực hiện tuyển sinh theo quy chế mới của Bộ LDDTB&XH ban hành phù hợp với luật giáo dục nghề nghiệp. Do đó, những sinh viên ngành Y- Dược đang học tập ở các trường Trung cấp và Cao đẳng Y – Dược từ năm 2017 trở đi sẽ học theo chương trình đào tạo Y – Dược mới theo khung chương trình của Bộ LĐTB&XH, việc cấp bằng sau khi các sinh viên này tốt nghiệp cũng theo quy chế của Bộ LĐTB&XH.Đối với sinh viên các khóa từ 2016 trở về trước các sinh viên vẫn được học theo chương trình của Bộ GD&ĐT và sau khi ra trường Bộ GD&ĐT cấp bằng.
Đối với việc tuyển sinh liên thông đại học và cao đẳng Y –Dược từ năm 2017, sinh viên học theo chương trình đào tạo giáo dục nghề nghiệp chuyển từ năm 2017 trở đi sẽ thực hiện theo quyết đinh mới của Thủ tướng Chính phủ chứ không trực tiếp theo quy chế tuyển sinh liên thông của Bộ GD&ĐT.
Dự thảo theo quy chế đào tạo liên thông giữa các trình độ đào tạo của Giáo dục nghề nghiệp với các trình độ khác của Giáo dục Đại học sẽ được các cơ quan quản lý giáo dục xây dựng để trình Thủ tướng xem xét và ban hành năm 2017.
Đối với hệ Đào tạo Đại học Y, trước đó Bộ Y tế đã có những kiến nghị để đao tạo Y dược đối với các nghành đào tạo. Theo đó các sinh viên Y khoa sẽ được học 4 năm và cấp bằng cử nhân, khi kết thúc 4 năm nếu không muốn học lấy bằng Bác sĩ Đa khoa có thể ra trường và tham gia vào thị trường lao động. Còn nếu học lên bác sĩ đa khoa các sinh viên phải tiếp tục học 2 năm nữa và khi kết thúc phải trải qua kì thi cấp chứng chỉ hành nghề Bác sĩ đa khoa quốc gia mới được phép hành nghề.
Nguồn : Cao đẳng Y Dược Pasteur
Để lại một phản hồi