Đọc a-bê-cê hay a-bờ-cờ: Như nào mới là đọc đúng

Đọc bảng chữ cái như nào mới đúng đang là vấn đề tranh luận, sự sai lầm lâu dần khiến nhiều người quen và không biết mình đang dùng sai và dẫn đến truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

bang-chu-cai-tieng-viet
Đọc a-bê-cê hay a-bờ-cờ: Như nào mới là đọc đúng

Đọc a-bê-cê hay a-bờ-cờ là đúng.

Theo PGS TS. Mai Xuân Huy – Phó viện trưởng Viện Ngôn ngữ học phân tích để đọc đúng cần phân biệt hai hệ thống: Tên chữ cái và tên âm vị của tiếng Việt

Trong đó  tên chữ cái được đọc theo quy đinh đọc bảng chữ cái của các ngôn ngữ, chẳng hạn các chữ cái của tiếng Việt là: “a-bê-cê-dê,đê..” trong khi tên tiếng Anh được đọc là: “ây,bi,xi,đi…” Đối với bảng chữ cái chuẩn tiếng Việt của nước ta gồm 29 chữ cái. Ngoài ta theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy chế tiếng Việt năm 1984 thì có sử dụng thêm 4 chữ cái được mượn từ bảng chữ Lating để ghi âm tên riêng và thuật ngữ tiếng nước ngoài  bao gồm: f,j,w và z.

Còn hệ thống âm vị được gọi tắt là âm cơ bản của một ngôn ngữ bào gồm có nguyên âm và phụ âm – bán nguyên âm. Tên âm vị thường được ghi bằng các kí hiệu đặt giữa 2 dấu gạch chéo đấy là cách từ điển hay dùng để phiên âm cách đọc từ.

Vì thế theo quy định cách đọc bảng chữ cái đúng phải là đọc là: “a-bê-cê-dê..” chứ không đọc là “a-bờ-cờ..”.

Còn khi đánh vần tiếng Việt tức là chúng ta đang đọc từng phần tổ hợp các chữ ghi âm tiết của tiếng Việt, cụ thể là phát âm các âm đầu, vần và âm tiết (hoặc các từ) của tiếng Việt. Vì thế, khi đó phải đọc theo tên âm là “a-bờ-cờ” chứ không thể là “a-bê-xê” được.Điều nhày các nhà giáo dục cũng như các thầy cô giáo tiểu học cần chú ý

trung-tuyen-giao-vien-tap-su-bao-lau
Cần chấn chỉnh lại cách đọc theo đúng ngữ pháp.

Cần chấn chỉnh lại cách đọc theo đúng ngữ pháp.

Theo quan điểm của ông Huy, các nhà khoa học và nhất là các nhà sư phạm cần nhất quán. Cần phải phân biệt ngay từ đầu giữa hai hệ thống chữ cái và âm vị.

Theo tôi vai trò của những người thầy dạy trẻ em ở các lớp đầu cấp là hết sức quan trọng. Họ phải được trang bị những kiến thức Việt ngữ học chính thống và chuẩn xác. Họ phải có ý thức rõ ràng về tính chuẩn mực và khoa học trong việc dạy tiếng, phải nhận thức và phân biệt được rằng chữ cái và âm vị là thuộc về 2 hệ thống hoàn toàn khác nhau. Cần phân biệt ngô ra ngô và khoai ra khoai. Có thế mới truyền đạt và dạy đúng được hai hệ thống nói trên.”

Bên cạnh đó các cơ quan chức năng mà cụ thể là Bộ giáo dục cần có những quy định cụ thể để khắc phục và hướng dẫn cụ thể về việc giảng dạy bảng chữ cái và hệ thống âm vị tiếng Việt để tránh sự nhầm lần lâu dài.

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*