“Học sinh ưu tú vào ngành sư phạm”, bài toán chưa có lời giải

Để khắc phục những bất cập của ngành sư phạm trong năm qua, Bộ GD&ĐT yêu cầu “học sinh ưu tú vào ngành sư phạm”, đây được coi là bài toán cần có lời giải.

 “Học sinh ưu tú vào ngành sư phạm”, bài toán chưa có lời giải
“Học sinh ưu tú vào ngành sư phạm”, bài toán chưa có lời giải

“Học sinh ưu tú vào ngành sư phạm”, bài toán chưa có lời giải

Tại Hội nghị Hiệu trưởng các trường sư phạm do Bộ Giáo dục và Đào tạo đã một phần nào giải đáp được những băn khoăn của dư luận khi đưa ra những giải pháp cụ thể cho việc đào tạo nhân lực ngành sư phạm trong những năm tới.

Tại Hội nghị này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã nhấn mạnh: “Chúng ta thống nhất rằng từ năm 2018 chỉ tiêu tuyển sinh các trường sư phạm phải gắn chặt với nhu cầu sử dụng. Học sinh vào học ngành sư phạm phải là những học sinh ưu tú nhất, quyết tâm để năm 2018 điểm đầu vào sư phạm nằm trong top đầu, các trường không vì chạy theo chỉ tiêu mà chấp nhận điểm đầu vào thấp”.

Về vấn đề này, Bà Nông Thị Tiến – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho rằng, muốn sinh viên ưu tú nhất vào học ngành sư phạm thì trước tiên chúng ta phải đảm bảo hai điều kiện:

  • Một là, phải đảm bảo sinh viên tốt nghiệp sư phạm có việc làm.
  • Hai là, chế độ đãi ngộ giáo viên phải thực sự xứng đáng đặc biệt là đối với các giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo.

“Sinh viên ra trường mà thất nghiệp thì làm sao mà khuyến khích được học trò thi vào ngành sư phạm”, bà Tiến khuyến cáo.

Thực tế đã cho thấy trong thời gian vừa qua, rất nhiều câu chuyện về các tân thủ khoa, cử nhân sau khi ra trường không có việc làm hoặc làm trái ngành. Đây là một thực tế cho thấy, khi nào đảm bảo sinh viên sư phạm tốt nghiệp đều có việc làm thì hãy nói đến chuyện “học sinh vào học ngành sư phạm phải là những học sinh ưu tú nhất”. Với tình hình hiện nay, thủ khoa còn không có cơ hội việc làm thì chuyện “sinh viên ưu tú vào ngành sư phạm” là khó khả thi.

Nhiều chuyên gia lại có ý kiến cho rằng, người giỏi, người ưu tú luôn cần thiết trong tất cả các ngành, lĩnh vực chứ không chỉ riêng ngành sư phạm. Mặc dù, sư phạm là ngành đào tạo nhưng thực tế là, không phải người giỏi thì sẽ biết cách dạy, dạy một cách dễ hiểu.

Muốn trở thành giáo viên thì người đó phải có khả năng nắm bắt tâm lý học sinh và có khả năng diễn thuyết tốt chứ nghề giáo không phải chỉ cần một người tài giỏi về chỉ số IQ. Ngoài ra, người đó phải có tình yêu với trẻ nhỏ, có sự kiên nhẫn.

Ngành sư phạm có thật sự đang “rớt giá”a

Ngành sư phạm có thật sự đang “rớt giá”

Ngành sư phạm có thật sự đang “rớt giá”

Đúng là, đầu những năm 90 của thế kỷ XX, học sinh tha thiết vào học ngành sư phạm vì đây là ngành đào tạo được miễn học phí và đảm bảo việc làm sau khi tốt nghiệp. Nhưng với tình hình hiện nay nhìn con số thống kê, dự báo lượng cử nhân sư phạm thất nghiệp, thử hỏi học sinh ưu tú có còn muốn vào sư phạm?

Thực tế hiện nay đặt ra cần phải có chính sách để thu hút học sinh giỏi vào học ngành sư phạm, đó là có chính sách tuyển dụng giáo viên thì sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm phải có quyền rõ ràng, để làm sao người ta ra trường không phải tự đi tìm việc.

Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo phải thống nhất một đầu mối quản lý đội ngũ giáo viên, phân cấp cụ thể và phải đào tạo theo một cơ chế đặt hàng phù hợp. Cụ thể như Bộ đặt hàng các trường đại học trọng điểm đào tạo giáo viên trung học phổ thông, bồi dưỡng giảng viên của các trường sư phạm, bồi dưỡng giảng viên cho giáo viên nòng cốt.  Còn Ủy ban nhân dân các tỉnh đặt hàng các trường cao đẳng sư phạm và các trường này có nhiệm vụ đào tạo giáo viên các bậc học thấp hơn mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, bồi dưỡng giáo viên địa phương.

Hi vọng với những đề xuất và hướng đi mới trong năm 2018 và những năm tiếp theo ngành sư phạm nói riêng và giáo dục Việt Nam nói chung sẽ có những bước tiến mới, đáp ứng nhu cầu của thực tế.

Nguồn: suphamhanoi.edu.vn

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*