Trong khi nhiều trường ĐH top trên đã bắt đầu nhập học thì nhiều trường, phân hiệu ở các tỉnh lại đang gặp khó khăn do tuyển sinh không đạt yêu cầu.
- Ngành Sư phạm vẫn “mỏi mắt” tìm sinh viên
- Siết chặt đầu vào tuyển sinh các trường Sư phạm năm 2018
- 8 điểm đổi mới cần lưu ý trong quy chế tuyển sinh Đại học năm 2018
Nhiều trường tỉnh “vỡ kế hoạch” trong đợt xét tuyển bổ sung
Nhiều trường ĐH khó khăn trong mùa tuyển sinh 2018
Theo ghi nhận, trong mùa tuyển sinh 2018 nhiều trường ĐH, đặc biệt là các trường phân hiệu ở tỉnh gặp khá nhiều khó khăn trong tuyển sinh, đặc biệt có trường còn “trắng” thí sinh trúng tuyển. Chẳng hạn, Trường ĐH Tài nguyên – Môi trường TP HCM trong đợt xét tuyển bổ sung mới chỉ tuyển được hơn 80% trong tổng số 520 chỉ tiêu theo phương thức xét điểm trong kỳ thi THPT quốc gia và 285 chỉ tiêu theo phương thức xét học bạ ở 15 ngành ở đợt bổ sung này.
Tương tự, Trường ĐH Lạc Hồng (tỉnh Đồng Nai) cũng tuyển 2.000 chỉ tiêu nhưng kết thúc xét tuyển bổ sung đợt 1, trường mới tuyển được trên 1.500 (tăng 600 so với năm 2017). TS Nguyễn Vũ Quỳnh – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng cho biết, hiện trường vẫn nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung đợt 2 vào một vài ngành khó tuyển có lượng thí sinh nhập học bằng phương thức xét kết quả thi THPT quốc gia. Không riêng gì các trường ĐH ở tỉnh, phân hiệu tại tỉnh của nhiều trường ĐH uy tín cũng gặp khó khăn trong mùa tuyển sinh năm nay. PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TP HCM cho biết, tình hình tuyển sinh của 2 phân hiệu của trường tại Gia Lai và Ninh Thuận hiện rất khó khăn. Mặc dù năm nay trường đã mở rộng tuyển sinh hệ đại học chính quy trên phạm vi cả nước, tuy nhiên nhiều ngành tuyển sinh “ế ẩm”, thậm chí nhiều ngành số lượng thí sinh không đủ buộc trường phải vận động sinh viên chuyển sang các ngành khác.
Nhiều trường sư phạm “trắng” thí sinh trúng tuyển
Nhiều trường sư phạm “trắng” thí sinh trúng tuyển
2018 là năm đầu tiên Bộ Giáo dục Đào tạo công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển riêng cho khối ngành sư phạm theo đó, phương án xét tuyển dựa vào điểm thi THPT Quốc gia bậc Đại học và CĐ lần lượt là 17 và 15 điểm. Việc làm này nhằm mục đích “siết” chất lượng đào tạo khối ngành giáo viên đồng thời ngăn chặn tình trạng 10 điểm/3 môn cũng đỗ vào trường sư phạm như năm 2017. Tuy nhiên, kết thúc đợt tuyển sinh đầu tiên, nhiều trường ĐH, CĐ khối ngành này đã không tuyển đủ chỉ tiêu, thậm chí một số ngành còn “trắng” thí sinh vì không có người đăng ký, hoặc đăng ký nhưng không đủ mức điểm sàn theo quy định của Bộ GDĐT.
Chẳng hạn, tại trường CĐ sư phạm Bắc Ninh, kết thúc đợt tuyển sinh đầu tiên trường mới chỉ đạt 56% so với chỉ tiêu nhập học. Trong đó, ngành tuyển sinh đạt tỷ lệ cao nhất là giáo dục tiểu học với 28/30 chỉ tiêu. Còn giáo dục mầm non – một trong những ngành thu hút thí sinh nhất hiện nay cũng chỉ có 74/121 thí sinh trúng tuyển đến xác nhận nhập học. Tương tự, trường Cao đẳng sư phạm Nghệ An kết thúc đợt tuyển sinh đầu tiên có 3 ngành có thí sinh trúng tuyển lần lượt là: Giáo dục Mầm non (90 thí sinh), Ngành Giáo dục Tiểu học (34 thí sinh), Ngành Sư phạm Tiếng Anh (3 thí sinh). Còn lại 3 ngành: Sư phạm Toán, Sư phạm Văn học và Sư phạm Sinh học mặc dù có điểm chuẩn 20 nhưng không có thí sinh nào trúng tuyển.
Như vậy có thể thấy rằng, đủ chỉ tiêu là bài toán nan giải của nhiều trường ĐH, CĐ hiện nay thậm chí nhiều trường dù đã thực hiện nhiều “chiêu sách” tuy nhiên số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển vẫn còn khá hạn chế.
Nguồn: Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn
Để lại một phản hồi