Do đặc thù ngành nghề có liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người, chính vì vậy mà đối với sinh viên Y dược nhất là sinh viên năm cuối thì áp lực đè nặng lên, chính vì vậy mà các sinh viên Y Dược cần phải tập trung cao độ để rèn luyện kĩ năng cũng như định hướng nghề nghiệp cho tương lai.
- Tuyển sinh Cao đẳng Dược chính quy năm 2018 có gì thay đổi?
- Thời gian đào tạo Liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội năm 2018 là bao lâu?
- Một số kỹ năng cần thiết cho sinh viên Cao đẳng Dược chuẩn bị tốt nghiệp
Sinh viên Cao đẳng Y Dược năm cuối có rất nhiều nỗi lo
Sau kì thi cuối: “Cuộc đời nở hoa” hay “cuộc sống bế tắc”
Theo Truong Cao dang Duoc Sai Gon Thi cử luôn là nỗi ám ảnh với tất cả các sinh viên và đặc biệt là sinh viên Cao đẳng Y Dược chính quy với lượng kiến thức khổng lồ thì dù bạn mới “chập chững” bước vào môi trường Y Dược hay đã là người đi làm học chuyển đổi Văn bằng 2 Cao đẳng Dược vẫn sẽ phải dè chừng. Cả học kì đã phải nỗ lực rất nhiều đến cuối kì mới chạy nước rút với hàng tá đề cương thi cử. Việc ôn luyện trước khi thi đã căng thẳng mệt mỏi thì việc ngồi đợi kết quả thi còn căng thẳng hơn rất nhiều khi không biết “cuộc đời nở hoa” được ra trường hay “cuộc sống bế tắc” lại “được” nhà trường giữ lại học tiếp.
Nhưng nhiều sinh viên Liên thông Cao đẳng Dược với tâm lý “không thi lại không phải là sinh viên” cộng với việc học đại học, cao đẳng không ai kèm cặp quản lý nên nhiều sinh viên chểnh mảng học hành. Hệ quả là trong khi các bạn cùng khóa đang lo lắng tìm nơi thực tập, tìm đề tài làm đồ án tốt nghiệp thì nhiều sinh viên Y Dược vẫn “chật vật với con đường học hành” vì phải đi học lại, thi lại, trả nợ môn mới đủ điều kiện ra trường. Và việc ra trường chậm hơn một thời gian dù ngắn cũng là nguyên nhân khiến bạn có thể đánh mất đi bao cơ hội việc làm.
Thực tập ở đâu tốt, được học hỏi nhiều kinh nghiệm
Đây cũng là một trong những vấn đề các sinh viên năm cuối Cao đẳng Y Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur luôn quan tâm. Ngay từ vấn đề bạn sẽ thực tập ở đâu cũng đã một trong những điều bạn phải đối mặt. Có rất nhiều trường đại học hiện nay liên hệ cho sinh viên địa điểm thực tập hoặc có những trường xây dựng bệnh viện riêng cho sinh viên học tập và thực tập như Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur. Nhưng không phải ai cũng được nơi thực tập như mong muốn của mình. Nếu không thì bạn phải tự mình tìm nơi thực tập. Thêm nữa, bước vào một môi trường mới, bạn cũng sẽ có nhiều bỡ ngỡ về cách ứng xử, cách xử lý công việc… thế nào cho hợp lý và hiệu quả. Đây cũng là điều bạn nên lưu ý.
Như sinh viên học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược TPHCM vì đã học một trường trước đó rồi nên tự tin nghĩ rằng việc thực tập ngành Dược là một vấn đề đơn giản, nhưng khi bước vào thời gian thực tập thật sự thì bạn mới cảm thấy nó không hề giản đơn chút nào. Đây là “kì học đặc biệt” cuối cùng bạn phải vượt qua trước khi tìm cho mình một công việc đầu tiên. Nhưng cũng đừng vì thế mà quá lo lắng, chỉ cần bạn nghiêm túc và có sự chuẩn bị đầy đủ cho kì thực tập của mình thì mọi thứ sẽ suôn sẻ hết thôi.
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đào tạo cán bộ Y tế chất lượng
Tốt nghiệp Cao đẳng Y Dược sau đó sẽ làm gì?
Sau những năm tháng ngồi trên giảng đường, cuối cùng chúng ta đã cầm được giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc tấm bằng trên tay, đã đến ngày “hái được quả ngọt”. Nhưng kết thúc một chặng đường sẽ mở ra cánh con đường mới với nhiều thử thách hơn việc học ở trường. Thực tế cho thấy, không phải sinh viên sau khi tốt nghiệp cũng tìm được cho mình một công việc phù hợp với bản thân với công việc trong ngành Y ngành Dược vô cùng đa dạng. Vậy nên câu hỏi “ra trường sẽ làm gì?” khiến nhiều sinh viên Cao đẳng Dược băn khoăn.
Vậy đâu mới là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn? “câu trả lời phải do chính bạn, phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của bạn”. Hãy xem điểm mạnh của bạn là gì? Nếu bạn học Cao đẳng Dược hay thậm chí Trung Cấp Dược nhưng bạn là người năng động, giao tiếp tốt thì rất phù hợp với nghề Trình Dược viên. Nhưng nếu bạn là người thích tìm tòi, sáng tạo thì có thể làm Dược sĩ ở Doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất thuốc.
Để lại một phản hồi