Thời gian gần đây, phương tiện thông tin đại chúng nói rất nhiều về nghề giáo, có ý kiến đồng tình, bảo vệ nhưng cũng có rất nhiều ý kiến “bôi nhọ” nghề giáo.
- Tuyển sinh lớp 10 với tổ hợp bài thi chỉ còn 2 môn
- Bỏ nghề sư phạm để học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược
- Một số kỹ năng cần thiết cho sinh viên Cao đẳng Dược chuẩn bị tốt nghiệp
Trước đây, nhiều người chọn nghề giáo vì niềm đam mê với những con chữ nhưng cũng có những người chọn nghề giáo vì “nghề giáo là một nghề nhàn nhã”. Sau khi đã chạm tay tới mơ ước của mình thì lại có đến 50% sinh viên sư phạm hối hận vì chọn nghề giáo viên. Vậy nguyên nhân là do đâu?
Nghề giáo viên có thực sự là một nghề nhàn nhã?
Trong một đề tài nghiên cứu của Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam cho biết: “Mỗi giáo viên phổ thông phải làm tới 10 đầu việc, thời gian lao động 60-70 giờ/tuần, trong khi có đến 50% giáo viên được hưởng lương dưới mức bình quân”.
Người ta cứ nghĩ là giáo viên nhàn, nhưng ngoài thời gian lên lớp, họ còn dành thời gian soạn bài, chấm bài… Một khảo sát, điều tra trên 526 giáo viên phổ thông ở 27 trường thuộc 5 tỉnh cho thấy, thời lượng lao động của giáo viên phục vụ cho giáo dục là rất kinh khủng. Số giờ làm việc Nhà nước quy định là 40 giờ/tuần, nhưng với giáo viên cấp tiểu học, số giờ làm việc trong một tuần cao hơn khoảng 1,5 lần so với quy định của Nhà nước, cấp trung học cơ sở là gấp 1,7 lần, trung học phổ thông là 1,8 lần.
Theo ý kiến của giảng viên Đặng Nam Anh – đang công tác và giảng dạy tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: “Lao động của người giáo viên chịu rất nhiều áp lực. Áp lực từ phía học sinh, cha mẹ các em, cán bộ quản lý giáo dục, xã hội… Mọi thứ đều đổ lên đầu giáo viên cả!”
Làm việc vất vả như vậy nhưng thu nhập của họ lại rất thấp, một sinh viên sư phạm tốt nghiệp Đại học ra trường có mức lương trung bình khoảng trên dưới 2 triệu đồng/tháng, đó là gồm cả tiền đứng lớp. Nhiều người cho rằng đối với giáo viên trẻ mới ra trường, tiền lương chưa chắc đã đủ tiền đi ăn cưới chứ đừng nói đến chuyện ăn uống, nhà cửa… Công việc áp lực là thế nhưng lương thấp không đủ sống, dẫn đến những bệnh nghề nghiệp mà nhiều người không có điều kiện chữa trị. Nhưng cái quan trọng nhất là những gì họ nhận được, nó không làm cho người ta yêu nghề.
50% sinh viên sư phạm hối hận vì chọn nghề giáo viên
50% sinh viên sư phạm hối hận vì chọn nghề giáo viên
Câu hỏi được rất nhiều người đặt ra là “giáo viên yêu nghề hiện nay có nhiều không?”
Theo thống kê điều tra từ hơn 500 giáo viên ở cả 3 cấp học với câu hỏi “nếu được chọn lại nghề bạn có chọn nghề giáo viên nữa không?” Kết quả là số giáo viên không còn muốn làm nghề giáo ở cấp tiểu học là 40,9%, cấp trung học cơ sở là 59%, và trung học phổ thông là 52,4%. Thế là có ít nhất một nửa giáo viên hiện nay không muốn làm nghề dạy học nữa. Họ hối hận với lựa chọn nghề giáo. Một bộ phận đáng kể đang chán nghề.
Vì đâu mà lại có “nông nỗi” đó?
Đơn giản vì chế độ chính sách đãi ngộ với cho họ chưa thỏa đáng, không tốt. Nghề giáo không nuôi sống được bản thân và gia đình nên họ phải tìm cách khác, phải dạy thêm, buôn bán, kinh doanh…
Gần đây, trên các trang mạng xã hội thường xuyên có cái nhìn không thiện cảm về nghề giáo viên, từ câu chuyện trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 vừa qua, điểm chuẩn đầu vào các trường sư phạm “chạm đáy” khiến không ít người lo lắng về chất lượng giáo dục của Việt Nam trong tương lai gần, rồi đến hàng loạt những câu chuyện giật gân, làm xã hội nhìn nhà giáo bằng con mắt khác, “Chưa bao giờ phương tiện thông tin đại chúng lại bôi nhọ nghề giáo như bây giờ”, PGS.TS Vũ Trọng Rỹ – Viện Khoa học Giáo dục chia sẻ.
Rõ ràng, giáo viên phải là những người giữ được chuẩn mực, ít nhất là chuẩn mực đạo đức, thế nhưng nếu chỉ nhìn vào một bộ phận để đánh đồng đội ngũ nhà giáo thì đó là chuyện hoàn toàn không nên. Giáo viên hiện nay không được coi trọng, từ chính sách đến cách xã hội nhìn nhận. Vấn đề tiền lương, vấn đề chế độ tuyển giáo viên. Sinh viên sư phạm ra trường rất khó khăn, bỏ ra số tiền rất lớn mới kiếm được việc làm. Họ chỉ là nạn nhân, vì xã hội thế nào thì nhà trường như thế.
Nguồn: suphamhanoi.edu.vn
Để lại một phản hồi