Chất lượng giáo viên trong tương lại liệu còn được đảm bảo?

Chất lượng giáo viên trong tương lại liệu còn được đảm bảo?

Một điều đáng suy ngẫm trong kỳ tuyển sinh năm 2017 vừa qua đó là chỉ với 3 điểm/ môn đã có thể trúng tuyển vào hệ Cao đẳng sư phạm, điều này gây ra sự lo ngại về chất lượng của giáo viên trong tương lai liệu còn được đảm bảo?

Lo ngại về chất lượng giáo viên trong tương lai

Lo ngại về chất lượng giáo viên trong tương lai

Lo ngại chất lượng giáo viên trong tương lai

Mặt bằng điểm Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 cao nên điểm chuẩn nhiều ngành tăng mạnh so với những năm khác, tuy nhiên điều này lại ngược lại đối với nhóm ngành Sư phạm, nhiều trường Đại học chỉ lấy điểm chuẩn bằng với điểm sàn (15,5đ), 9 -10 điểm đã trúng tuyển vào hệ Cao đẳng. Việc các trường sư phạm lấy điểm chuẩn quá thấp đã tạo nên nỗi lo về chất lượng các thầy cô tương lai. Liệu với mức điểm chuẩn quá thấp chỉ với 3 điểm/môn chúng ta có thể có những “lứa” giáo viên thực sự chất lượng? Điều đáng nói là điểm chuẩn sư phạm thấp xuống trong bối cảnh mặt bằng điểm thi năm nay tăng cao, cho thấy không nhiều thí sinh còn mặn mà với ngành này.

Giải pháp nào cho khối ngành Sư phạm trong những năm sau?

Theo GS.TS Đinh Quang Báo – Nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà Nội, 3 điểm/môn là đỗ ngành sư phạm là điều không thể chấp nhận. Có những trường sư phạm còn không có thí sinh đăng ký. Nếu đầu vào quá thấp như thế thì chúng ta không nên đào tạo nhất là khi giáo viên chúng ta còn thất nghiệp nhiều mà cứ đào tạo chất lượng thấp như vậy chỉ tạo thêm cho xã hội gánh nặng. Một số giải pháp đã được đưa ra để cải thiện chất lượng tuyển sinh của khối ngành sư phạm như:

  • ĐH sư phạm nên chuyển thành ĐH đa lĩnh vực. Ngoài đào tạo giáo viên còn đào tạo các ngành khác.
  • CĐ sư phạm thì nên chuyển thành CĐ cộng đồng đào tạo đa ngành ở cấp thấp và đào tạo các nghề phục vụ địa phương. Hệ thống nhà trường phải mềm dẻo mới thích nghi được biến động của thị trường.

Tuy nhiên, xu hướng xây dựng hệ thống sư phạm khép kín vẫn thắng thế, với lý do đảm bảo đặc thù quan trọng của việc đào tạo nghề dạy học.

Một số trường ĐH sư phạm nhanh nhạy với thị trường hơn đã quyết tâm chuyển đổi thành trường đa lĩnh vực, ví dụ ĐH Vinh, ĐH Hải Phòng, ĐH Quy Nhơn…

Nhưng đa số trường còn lại, đặc biệt là các trường sư phạm lớn, vẫn kiên trì với ý tưởng hệ thống trường sư phạm khép kín.

Hướng đi nào cho ngành Sư phạm trong những năm tới

Hướng đi nào cho ngành Sư phạm trong những năm tới

Thực tế cho thấy trên thế giới, nhiều nước đã thực hiện việc chuyển đổi hệ thống trường sư phạm thành trường đa lĩnh vực khi nhu cầu giáo viên giảm.

Chẳng hạn hệ thống 23 trường ĐH bang Califorrnia (CSU) vốn là các trường sư phạm; hệ thống Giáo dục Đại học các trường ĐH vùng xa (rural university) của Thái Lan cũng vốn là các trường CĐ sư phạm nâng cấp và đa lĩnh vực hóa.

Trong thời điểm khủng hoảng về tuyển sinh của khối ngành sư phạm như hiện nay và chất lượng của giáo viên trong những năm tới thì ngay bây giờ cần phải đưa ra được giải pháp cho các trường sư phạm chứ không nên tuyển sinh ồ ạt với mức điểm quá thấp chỉ vì thiếu chỉ tiêu.

Nguồn: suphamhanoi.edu.vn

 

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*