Sau khi thông tin về chương trình môn Ngữ Văn THPT chỉ còn 6 tác phẩm bắt buộc được đưa ra, đã có rất nhiều ý kiến bình luận, trao đổi trên các diễn đàn về văn học.
- Bỏ cộng điểm nghề, Trung tâm dạy nghề sẽ đi về đâu?
- Các Trường Cao đẳng Sư phạm vẫn loay hoay tuyển sinh
- Trường ĐH Giao thông Vận tải công bố phương án tuyển sinh năm 2018
Nhiều ý kiến trái chiều về 6 tác phẩm bắt buộc trong môn Ngữ Văn THPT
Đến thời điểm này, chương trình các môn học đã được chỉnh sửa, hoàn thiện trên cơ sở góp ý của nhiều chuyên gia, giáo viên. 6 tác phẩm văn học bắt buộc gồm: bài thơ Thần, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Truyện Kiều, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và Tuyên ngôn độc lập. Điểm khác biệt nhất so với các chương trình trước đây là môn ngữ văn lần này được xây dựng xuất phát từ các phẩm chất và năng lực cần có của người học, để lựa chọn nội dung dạy học.
Ngay sau khi thông tin này được công bố, đã có nhiều ý kiến bình luận trao đổi trên các diễn đàn về văn học.
“Chí phèo” không là tác phẩm bắt buộc
Chủ đề: “Tại sao Chí Phèo không là tác phẩm bắt buộc của chương trình mới?” thu hút hàng trăm bình luận trên một diễn đàn văn học.
Nhiều người nêu quan điểm chương trình này còn thiếu những tác phẩm kinh điển của văn học Việt. Khi bị bỏ đi, học sinh không có cơ hội hiểu sâu sắc những tác phẩm này.
Anh Thư – sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, trước đây em rất lười học Ngữ văn, nhưng riêng với tác phẩm Chí Phèo, em lắng nghe giáo viên giảng, đọc đi đọc lại mọi khía cạnh của bài.
“Không phải vì tác phẩm Chí Phèo hay mà vì thật từng câu chữ, lối hành văn, khiến con người day dứt và tiếc thương cho một nhân vật, lên án thẳng thắn xã hội phong kiến… Văn học là cách vẽ nên cuộc đời một cách chân thực nhất. Một tác phẩm rất đời bị bỏ đi, buồn thật sự vì Chí Phèo không còn là tác phẩm bắt buộc”. Anh Thư cho biết.
“Chí phèo” không là tác phẩm bắt buộc
Tìm đâu ra con người cá nhân với cả vẻ đẹp và góc tối
Quan sát 6 tác phẩm bắt buộc, có thể thấy nội dung tư tưởng, cảm hứng chủ đạo, đặc trưng thể loại hình như chưa thật cân đối.
Trong số 6 tác phẩm bắt buộc thì ngoại trừ Truyện Kiều, 5 tác phẩm còn lại đều phản ánh tinh thần quật cường, bất khuất, ý chí độc lập tự chủ của dân tộc Việt trong và sau những cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
“Đọc chương trình, thấy tự hào về truyền thống ngàn năm bất khuất, mà vẫn không khỏi băn khoăn: Cả 5 tác phẩm đều mang cảm hứng sử thi, hướng về vận mệnh cộng đồng, ca ngợi những phẩm chất cộng đồng, phản ánh những nỗi đau và vẻ đẹp cộng đồng…Vậy, học sinh tìm đâu cái đời thường bình dị, nhọc nhằn, đa đoan đa diện của cuộc sống nhân sinh thế sự, tìm đâu con người cá nhân với cả vẻ đẹp, góc tối khuất và những nỗi đau?”, ý kiến chia sẻ của một giáo viên dạy văn một trường trung học cơ sở chia sẻ.
6 tác phẩm được chọn phần lớn đều thể hiện cảm hứng yêu nước và khuynh hướng sử thi sâu đậm. Học sinh sẽ chủ yếu được bồi dưỡng lòng yêu nước hơn là những phẩm chất còn lại như chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm… như mục tiêu đề ra.
Sự khó khăn trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục sẽ càng đặt ra rõ hơn nếu giả thiết một vài nhóm tác giả viết sách giáo khoa lựa chọn những tác phẩm khác nhau để đưa vào chương trình cũng thiên về một hướng cảm hứng hoặc thể loại, hoặc giai đoạn văn học nào đó.
Vậy, nên chăng cần phác họa gương mặt tinh thần của dân tộc đầy đặn hơn ngay trong những nét khái lược nhất của các tác phẩm bắt buộc?
Nguồn: suphamhanoi.edu.vn
Để lại một phản hồi