Chương trình cũ buộc học sinh khi học các môn xã hội như Lịch sử phải học thuộc các sự kiện, mốc thời gian, nhưng chương trình mới sẽ khác. Vậy chương trình SGK mới, học sinh sẽ học gì?
- Nhiều ý kiến trái chiều về 6 tác phẩm bắt buộc trong môn Ngữ Văn THPT
- Bỏ cộng điểm nghề, Trung tâm dạy nghề sẽ đi về đâu?
- Các Trường Cao đẳng Sư phạm vẫn loay hoay tuyển sinh
Chương trình SGK mới, học sinh sẽ học gì?
Nếu như trước đây, học sinh học Lịch sử buộc phải nhớ máy móc các sự kiện với dằng dặc số liệu như ngày tháng năm, bao nhiêu người chết, bắn bao nhiêu máy bay rơi… thì trong chương trình mới sẽ không học theo phương thức đó.
Không học đi học lại sự kiện
Chia sẻ về vấn đề này, rất nhiều các bạn học sinh và cả những bạn sinh viên đang theo học tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thắc mắc, học Lịch sử mà không học đi học lại sự kiện thì học cái gì?
Học sinh sẽ không phải học từng cuộc chiến, sự kiện lịch sử cụ thể mà thay vào đó chương trình được thiết kế theo những mạch kiến thức xuyên suốt, tích hợp và phân cấp hướng tới phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh.
Toàn bộ chương trình giáo dục phổ thông mới chuyển từ cách tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực. Chương trình thay đổi cả về cấu trúc, nội dung và cả cách tổ chức dạy học. Chúng ta không truyền thụ kiến thức theo hướng một chiều, áp đặt mà làm sao dẫn dắt để học sinh thấy rằng việc tiếp nhận kiến thức là việc của các em.
Để hình thành, phát triển năng lực học sinh, trước hết chú trọng năng lực hiểu và sử dụng tư liệu. Đây là năng lực gốc, có ích cho nhiều ngành khoa học khác và trong cuộc sống. Ví dụ, khi học sinh nhận một thông tin, các em phải biết cách nhận diện được đâu là thật, đâu là giả. Ngoài ra, năng lực tái hiện quá khứ, năng lực phân tích, giải thích và đánh giá lịch sử và năng lực vận dụng những bài học lịch sử đó trong thực tiễn.
Mục tiêu của môn học trong chương trình mới làm sao giúp học sinh hiểu được bản chất của các sự kiện và quá trình lịch sử. Học sinh sẽ được hướng dẫn để hiểu bản chất của chiến tranh, hiểu được chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa để hướng tới những giá trị nhân văn, tốt đẹp, yêu hòa bình, tránh các cuộc chiến tranh, xung đột trong tương lai. Bởi chiến tranh bao giờ cũng để lại nỗi đau và nhiều mất mát.
Không học đi học lại sự kiện
Chương trình Lịch sử 12 năm được sắp xếp như thế nào?
Chương trình cũ, học sinh tiểu học, học từ lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới từ đầu cho đến ngày nay. Cấp 2 lại quay lại 1 vòng như thế, nhưng sâu hơn một chút, đến cấp 3 cũng vậy. Học đi học lại như vậy, học sinh sẽ rơi vào nhàm chán, không muốn học nữa.
Trong chương trình mới, ở cấp 1, lịch sử Việt Nam vẫn được giữ nguyên cấu trúc từ thời nguyên thủy đến ngày nay nhưng thay vì kể từ A-Z thì nay chúng ta chọn điểm, những sự kiện hay những nhân vật nổi bật trong thời đại đó…để từ đó khuyến khích sự say mê, yêu thích của các em, rồi mới mở rộng dần thêm.
Ở cấp trung học cơ sở, Lịch sử Việt Nam – Lịch sử Thế giới được đặt cạnh nhau để trong cùng một thời gian, học sinh hiểu được ở Việt Nam diễn ra những điều gì, thế giới ra sao. Hàm lượng kiến thức tương đối cơ bản nhưng ở giai đoạn này chương trình có sự tích hợp rõ nét giữa Lịch sử và Địa lý. Tuy nhiên, hai môn học đặt cạnh nhau với những luồng kiến thức gần gũi nhau để soi sáng, hỗ trợ nhau chứ chưa “trộn” lẫn vào nhau một cách nhuần nhuyễn.
Riêng cấp trung học phổ thông, chương trình được đổi mới hoàn toàn. Lịch sử Việt Nam, Lịch sử khu vực và thế giới được bố trí theo những chủ đề. Ví dụ, chủ đề về các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử dân tộc. Nói như vậy, sẽ có hàng chục cuộc chiến tranh. Giáo viên có quyền lựa chọn khoảng 3 – 5 cuộc chiến để giới thiệu với học sinh, thông qua đó giúp học sinh tìm hiểu và nắm được những bài học có tính quy luật, xuyên suốt lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của ông cha ta… Hay các chủ đề có định hướng ứng dụng, hướng nghiệp như: sử học với bảo tồn di sản văn hóa, di tích lịch sử, phát triển du lịch…
Nguồn: suphamhanoi.edu.vn
Để lại một phản hồi