Bộ Giáo dục & Đào tạo ra văn bản chỉ đạo yêu cầu các sở Giáo dục & Đào tạo tăng cường công tác thanh kiểm tra, kiểm tra đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
- Những ngành, kỹ năng bạn nên học trong thời gian bị ảnh hưởng của dịch bệnh
- Khai giảng lớp VB2 Cao đẳng Vật lý trị liệu &PHCN TPHCM năm 2022
Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước với các cơ sở giáo dục
Theo thông tin cập nhật của phòng tuyển sinh Trường Đại học Lương Thế Vinh, Bộ Giáo dục & Đào tạo vừa ban hành văn bản số 623/BGDĐT-TTr gửi các sở Giáo dục & Đào tạo yêu cầu tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục.
Trong công văn nêu rõ: Kết quả thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục & Đào tạo, các cơ quan có thẩm quyền thời gian vừa qua đã phát hiện một số hạn chế, thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý của một số cơ quan quản lý GD tại địa phương và cơ sở GD.
Cụ thể là: chưa phát hiện kịp thời và xử lý triệt để vi phạm trong hoạt động dạy thêm và học thêm; chưa tham mưu, ra văn bản chỉ đạo, tổ chức quản lý, hướng dẫn các cơ sở thực hiện thu – chi, tài trợ, xã hội hóa theo quy định, còn có cơ sở GD thực hiện việc thu – chi sai quy định…
Cùng với đó, Năm 2018 tham mưu, triển khai thực hiện chương trình GD phổ thông trên địa bàn chưa đầy đủ, nhất là việc mua sắm trang thiết bị GD và chọn sách giáo khoa; tham mưu, ban hành văn bản chỉ đạo, tổ chức những kỳ thi trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý chưa đầy đủ; chưa kịp thời tổ chức rà soát, sắp xếp, tuyển dụng, bồi dưỡng, sử dụng, chế độ đãi ngộ đội ngũ cán bộ, viên chức ngành GD tại địa phương, nhất là việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình GD phổ thông năm 2018.
Chưa chỉ đạo kịp thời công tác rà soát, đánh giá quy hoạch mạng lưới trường lớp, học sinh và công việc phổ cập GD trên địa bàn; chưa triển khai thực hiện việc kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường học đạt chuẩn quốc gia; chưa kịp thời chỉ đạo, thực hiện những biện pháp đảm bảo an toàn trường học, còn để xảy ra tình trạng mất an toàn trường học.
Việc hướng dẫn, quản lý, cấp phát văn bằng chứng chỉ chưa thực sự bám sát quy định pháp luật; chưa ban hành, hướng dẫn đầy đủ về công tác thanh kiểm tra, chưa thực hiện tốt kế hoạch thanh tra năm học, chưa đảm bảo quy trình thanh tra; một số cuộc thanh tra không báo cáo, kết luận, không đôn đốc xử lý sau thanh tra; trình tự giải quyết đơn thư chưa đảm bảo quy định, chưa kịp thời, triệt để…
Vì vậy, nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục & Đào tạo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo yêu cầu các sở GD&ĐT thực hiện nghiêm nghị định số 42/2013/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục, chỉ thị số 10489/CT-BGDĐT của bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc tăng cường công tác thanh tra giáo dục, đáp ứng yêu cầu GDPT và tự chủ giáo dục ĐH, công văn số 3950/BGDĐT-TTr về việc hướng dẫn công tác thanh tra, kiểm tra năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục PT và giáo dục thường xuyên.
Tăng cường công tác thanh tra, giám sát các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục
Bộ GD&ĐT yêu cầu tập trung thanh tra, kiểm tra giám sát công tác quản lý dạy thêm và học thêm; công tác quản lý văn bằng, chứng chỉ; kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường học đạt chuẩn quốc gia. Việc thực hiện các khoản thu, chi ngoài ngân sách; các khoản đóng góp hỗ trợ tự nguyện không hoàn lại bằng tiền, hiện vật hoặc phi vật chất từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước.
Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chương trình GDPT 2018, nhất là việc mua sắm trang thiết bị GD và việc chọn lựa sách giáo khoa; việc tổ chức các kỳ thi tại địa phương; việc tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trực tiếp và online; bồi dưỡng, tập huấn giáo viên…
Bộ Giáo dục & Đào tạo cũng yêu cầu thanh tra, kiểm tra công tác quản lý, cấp phép đối với CSGD mầm non ngoài công lập; các biện pháp bảo đảm an toàn trường học, phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước; phòng, chống bạo lực học đường.
Thanh tra sở Giáo dục & Đào tạo chủ động tham mưu, tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý sai phạm (nếu có) theo quy định; báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất về Bộ GD&ĐT khi có vấn đề phức tạp hoặc theo yêu cầu
TS Nguyễn Gia Tín – Phó hiệu trưởng trường ĐH Lương Thế Vinh cho biết việc tăng cường quản lý và giám sát trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt trong các lĩnh vực tự chủ tuyển sinh đại học là hoàn toàn phù hợp trong điều kiện Bộ GD&ĐT đang giao quyền tự chủ cho các trường như hiện nay.
Tổng hợp suphamhanoi.edu.vn
Để lại một phản hồi