Không chỉ đề xuất tăng lương cho giáo viên, nhiều chuyên gia giáo dục đề cập cần phải có một bảng lương riêng cho giáo viên và trả lương đúng theo bằng cấp.
- Trường đại học đầu tiên đạt chuẩn kiểm định chất lượng Ðông Nam Á
- Từ năm 2018 bỏ “cấm thi” vào lớp 6
- Nữ sinh sư phạm đạt giải nhất cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học
Cần có một bảng lương riêng cho giáo viên
Tại Hội nghị tham vấn chuyên gia về việc sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức, có nhiều ý kiến cho rằng, giáo viên là những người đào tạo ra thế hệ tương lai của đất nước, giáo viên chịu nhiều áp lực nhưng hiện nay mức lương mà giáo viên nhận được chưa tương xứng với vị trí và trách nhiệm mà họ được giao.
Tại Nghị quyết TƯ 8 khóa 2 năm 1996 đã chỉ ra “Lương của giáo viên cao nhất trong thang bảng lương hành chính sự nghiệp”, nhưng nhìn lại sự thật thì hơn 20 năm trôi qua chúng ta vẫn chưa thực hiện được điều đó. Chính từ thực tế trên, nhiều ý kiến không chỉ đề xuất lương giáo viên phải cao nhất trong thang bảng lương hành chính sự nghiệp mà cần có thang bảng riêng cho ngành này, bởi đây là một ngành đặc thù.
Nghề giáo khác với những ngành nghề khác, nghề giáo gắn với chất lượng. Giáo viên đào tạo học sinh không phải là tính ra số lượng bao nhiêu mà phải là chất lượng như thế nào. Chất lượng học sinh không đồng đều, bởi vậy rất phụ thuộc vào sự tích cực của giáo viên. Nếu không có chính sách tốt, giáo viên làm việc hời hợt thì sẽ không có sản phẩm tốt.
Thầy Hoàng Đức Thắng – Trưởng phòng Đào tạo Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng đồng tình với ý đề xuất tăng lương cho giáo viên. Theo thầy Thắng, chính sách tăng lương sẽ góp phần thu hút người tài vào ngành giáo dục. Ở các nước phát triển, chế độ lương của nhà giáo phải đảm bảo tương xứng các vị trí cống hiến và hiệu quả giảng dạy. Còn ở Việt Nam, lương của giáo viên hiện rất nghèo nàn và hạn chế. Chỉ có giáo viên giỏi, tâm huyết với nghề thì mới có thể đào tạo ra thế hệ trẻ có đạo đức, đặc biệt trong thời kì cách mạng 4.0.
Đến khi nào “bất cập” mới được thay đổi?
Đến khi nào “bất cập” mới được thay đổi?
Về vấn đề lương của giáo viên, không ít lần đội ngũ nhà giáo đã có ý kiến về sự bất cập trong việc trả lương cho giáo viên mầm non, tiểu học dù tốt nghiệp đại học nhưng cũng chỉ nhận mức lương khởi điểm tốt nghiệp trường trung cấp. Mặc dù đã nhiều lần kiến nghị nhưng trong các dự thảo luật lần này, các cơ quan chức năng vẫn “im lặng”. Câu hỏi nhiều người đặt ra là đến khi nào lương giáo viên mới được tăng?
Hiện nay, giáo viên dạy tiểu học, dù tốt nghiệp cử nhân, hay thạc sĩ thì cũng bắt đầu hưởng lương trung cấp. Rất nhiều giáo viên đã phải nuốt nước mắt làm nghề, hoặc không dám đi học cao hơn.
Nguyên nhân là do, hiện nay, việc xếp lương quy định theo những quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giáo viên trong Thông tư liên tịch 20-21-22/2015 của Bộ GDĐT và Bộ Nội vụ. Theo đó, giáo viên có 4 phân hạng chức danh nghề nghiệp, mỗi hạng ứng với yêu cầu và bậc lương khác nhau. Để được xếp hạng II hoặc III, ngoài yêu cầu về bằng cấp chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, còn có các yêu cầu khác như chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên hạng II, III, hoặc được công nhận là chiến sĩ thi đua hoặc giáo viên dạy giỏi.
Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, nhiều người đi học nâng cao trình độ rồi về cũng chỉ cất bằng trong tủ. Việc chi trả lương như hiện nay thực sự không phù hợp bởi ngành tiểu học thi đầu vào điểm rất cao nhưng lương lại thấp nhất, như vậy sao thu hút được người tài?
Nguồn: suphamhanoi.edu.vn
Để lại một phản hồi