Vai trò của tư vấn tâm lý học đường là cần thiết và hiệu quả, nhưng đa số trường học hiện nay đều thiếu vắng góc tư vấn này. Sắp tới để cải thiện tình trạng này Sở giáo dục hà nội sẽ triển khai phòng tư vấn học đường cho các trường trung học trên địa bàn.
- Điểm mới: Tuyển sinh vào lớp 10 bằng đề thi đánh giá năng lực
- Trúng tuyển giáo viên – phải tập sự trong bao lâu?
- Năm học 2017 -2018, Bộ GD&ĐT thí điểm giáo dục hướng nghiệp
- Sắp tới rút gọn – tích hợp chương trình giáo dục phổ thông
Các trường THPT – THCS sẽ có phòng tư vấn học đường
Theo ông Nguyễn Hữu Độ Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết dự kiến đến cuối năm 2017 tất cả các trường THCS và THPT sẽ có phòng tư vấn tâm lý học đường.
Đây cũng là những kết quả vừa được tổ chức Plan Internatinal đưa ra hồi tháng 6/2016 thí điểm trên 20 trường Trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn. Sau 3 tháng triển khai đến nay đã cho thấy kết quả tích cực. Bà Hoàng Thị An, Hiệu trưởng trường THCS Cổ Loa (Đông Anh) cho biết trước khi có cán bộ tham vấn tâm lý, nhà trường phải thường xuyên giải quyết các vụ việc liên quan đến mâu thuẫn học sinh. Từ khi có cán bộ tham vấn tâm lý, không những các vấn đề được giải quyết và ngăn chặn kịp thời. Hơn nữa có những phản hồi tích cực từ học sinh như chia sẻ nhiều chuyện liên quan đến đời sống gia đình và những mâu thuẫn trong tình bạn…
Những khó khăn khi duy trì phòng tư vấn tâm lý.
Tuy nhiên sau 3 năm triển khai nguồn kinh phí tài trợ đã hết nên trường lại rơi vào hoàn cảnh khó khăn và không có kinh phí để trả cho các chuyên gia tư vấn tâm lý. Bà An cho rằng việc duy trì phòng tham vấn là điều cần thiết và nên làm tuy nhiên cũng phải nghĩ cách để chi trả lương cho cán bộ.
Cũng đồng quan điểm, Bà Nguyễn Thu Hương, Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở Nguyễn Du cho biết, hiện có quá nhiều vấn đề xã hội du nhập vào nhà trường nên cần thiết học sinh phải có một chỗ để được tham vấn nếu không các em không tự giải quyết được các vướng mắc. Không có phòng tham vấn, Ban Giám hiệu rất đau đầu vì thường xuyên phải giải quyết nhiều chuyện ngoài sách vở nhưng vẫn không yên tâm, vì lãnh đạo trường không có chuyên môn sâu về tư vấn tâm lý. Bà Hương cho biết, hiện đang rục rịch để thành lập phòng này nhưng cái khó trước mắt vẫn là nguồn kinh phí chi trả cho cán bộ và tìm được người có chuyên môn, kinh nghiệm cũng không dễ.
Tuy nhiên mới đây nhất, ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, từ hiệu quả của mô hình, trong thời gian tới ngành giáo dục Hà Nội sẽ nhân rộng việc thành lập phòng tư vấn tâm lý trong trường học. Trước mắt, các trường trong dự án tiếp tục duy trì hoạt động. Dự kiến, cuối năm 2017, tất cả các trường THCS, THPT sẽ có phòng tư vấn. Nguồn kinh phí trước mắt dự kiến sẽ xã hội hóa. Sở đang tính toán “khung chi phí” hoạt động để các trường áp dụng hiệu quả.
Nguồn:Suphamhanoi.edu.vn
Để lại một phản hồi