Giảng viên sư phạm đạt chuẩn phải có năng lực nghiên cứu khoa học

Bên cạnh việc giảng dạy trên lớp thì năng lực nghiên cứu khoa học phải là tiêu chuẩn quan trọng với giảng viên sư phạm.

Giảng viên sư phạm đạt chuẩn phải có năng lực nghiên cứu khoa học

Giảng viên sư phạm đạt chuẩn phải có năng lực nghiên cứu khoa học

Công tác nghiên cứu khoa học của giảng viên Đại học sư phạm hiện nay còn tồn tại một số hạn chế như: chưa có sự gắn kết giữa trường ĐH và cơ sở nghiên cứu, ngân sách dành cho nghiên cứu, nhất là nghiên cứu khoa học xã hội và khoa học giáo dục có giới hạn, số giờ dành cho nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học là quá ít.

Giảng viên sư phạm đạt chuẩn phải có năng lực nghiên cứu khoa học

Theo Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT ban hành quy định chế độ làm việc đối với giảng viên, ngoài 900 giờ giảng dạy theo quy định, thì tổng thời gian quy định cho chức danh giảng viên là 500 giờ NCKH, 360 giờ cho hoạt động chuyên môn và các nhiệm vụ khác. Các Phó Giáo sư, giảng viên chính có 600 giờ NCKH và 260 giờ hoạt động chuyên môn và các nhiệm vụ khác. Giáo sư, giảng viên cao cấp có 700 giờ NCKH, số giờ hoạt động chuyên môn và các nhiệm vụ khác là 160… Tuy nhiên, thực tế cho thấy, số giờ giảng viên phải giảng dạy cao hơn rất nhiều nên họ không có đủ thời gian đầu tư nghiên cứu.

Nói về giải pháp đầu tiên cho vấn đề này, TS Nông Thị Tiến – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho rằng: Năng lực NCKH phải trở thành tiêu chuẩn quan trọng đối với giảng viên ĐH sư phạm.

NCKH là không thể thiếu trong các bộ Chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Đó cũng là những đòi hỏi cấp thiết đối với mỗi giảng viên ĐH nói chung và giảng viên ĐHSP nói riêng. Giảng viên ĐH sư phạm không chỉ dừng lại ở việc soạn các bài giảng, họ là những người tổ chức, tham gia vào các hội thảo, tác giả của các bài báo, công trình NCKH.

Để nâng cấp ĐH, trước hết phải nâng cao năng lực nghiên cứu của giảng viên ĐH và những yêu cầu về năng lực nghiên cứu cần được cụ thể hóa bằng những quy định mang tính bắt buộc trong Chuẩn nghề nghiệp giảng viên.

Giải pháp thứ 2 được đưa ra liên quan đến quy định về nhiệm vụ giảng dạy và nhiệm vụ nghiên cứu đối với các giảng viên, cán bộ nghiên cứu. Điều này sẽ tạo điều kiện để sử dụng, bố trí cán bộ giảng dạy phải NCKH và cán bộ NCKH phải tham gia công tác giảng dạy sao cho hợp lý. Nhà trường cần có cơ chế giám sát, điều phối để mỗi người có thể thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được giao.

Nghiên cứu khoa học – cơ hội cho các cán bộ trẻ

Nghiên cứu khoa học – cơ hội cho các cán bộ trẻ

Nghiên cứu khoa học – cơ hội cho các cán bộ trẻ

Xem thêm: Nâng cao năng lực giáo viên để đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới

Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực NCKH cho giảng viên trẻ như sau:

  • Thứ nhất: Việc bồi dưỡng, phát triển giảng viên trẻ cần phải nằm trong chiến lược phát triển chung của nhà trường, coi việc đó là bắt buộc, vấn đề sống còn, là giá trị, thương hiệu của nhà trường. Từ đó có chính sách và quy định các GS, PGS, TS, giảng viên chính, giảng viên cao cấp trong trường ĐH tham gia hướng dẫn, bồi dưỡng cho các giảng viên trẻ NCKH.
  • Thứ 2: Trường ĐH và các đoàn thể thường xuyên duy trì và phát động các phong trào thi đua có hiệu quả, trân trọng, tôn vinh con người và sản phẩm của tư duy sáng tạo. Hoạt động thi đua NCKH cần được đẩy mạnh, gắn với lợi ích cá nhân nhằm tận dụng, phát huy tiềm năng nghiên cứu đối với cán bộ giảng dạy bằng nhiều hình thức như thành lập quỹ khen thưởng NCKH, tài năng trẻ, tổ chức buổi tọa đàm, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nghiên cứu có chất lượng…
  • Thứ 3: Cần tổ chức đấu thầu các đề tài khoa học một cách khách quan, minh bạch, công khai dựa trên chất lượng của các thuyết minh đề tài chứ không dựa vào học hàm, học vị hay vị trí công tác. Bên cạnh đó, các nhà trường cũng nên có những quy định đối với các đề tài để thu hút giảng viên trẻ có cùng chuyên ngành tham gia nghiên cứu.

Để sự kết hợp hai chiều giữa đào tạo và NCKH trở thành một nét văn hóa trong đào tạo, nghiên cứu của từng trường và thói quen ở mỗi giảng viên ĐHSP, nhà trường cần đẩy mạnh sự kết hợp giữa các khoa, các trung tâm, viện nghiên cứu trong và ngoài trường nói chung, kết hợp giữa giảng viên và cán bộ nghiên cứu trong các hoạt động giảng dạy và nghiên cứu dưới nhiều hình thức khác nhau.

Nguồn: suphamhanoi.edu.vn

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*