Tiếng Anh là thước đo đánh giá trình độ giảng viên

Để đáp ứng và phục vụ được công việc, viên chức các trường Đại học cũng phải tham dự bài kiểm tra để đánh giá chuẩn trình độ tiếng Anh.

Tiếng Anh là thước đo đánh giá trình độ giảng viên

Tiếng Anh là thước đo đánh giá trình độ giảng viên

Thực hiện đánh giá này, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM tổ chức kiểm tra trình độ tiếng Anh với các viên chức đang  làm việc tại trường gồm giảng viên và nhân viên các phòng ban. Có 22 viên chức đến từ 15 đơn vị tham gia đợt kiểm tra này.

Hình thức đánh giá là như thế nào?

Bài kiểm tra được ra theo dạng trắc nghiệm và thực hiện trên máy tính. Cấu trúc đề thi theo dạng bài thi TOEIC gồm 200 câu hỏi được thực hiện trong 2 tiếng với 2 phần: đọc hiểu và nghe hiểu. Trong đó phần nghe hiểu thực hiện trong 45 phút, thí sinh nghe các câu miêu tả, câu hỏi, hội thoại và đoạn thông tin bằng tiếng Anh sau đó lựa chọn câu trả lời. Phần đọc hiểu thi trong 75 phút, thí sinh đọc và trả lời câu hỏi trong bài.

Kết quả bài kiểm tra được quy đổi theo Khung tham chiếu châu Âu và chỉ được sử dụng để đánh giá kết quả thực hiện công việc trong năm 2017.

Ông Cao Văn Tiến, Phó trưởng phòng Tổ chức hành chính nhà trường, cho biết bài thi phục vụ cho việc đánh giá cuối năm của trường, không cấp chứng chỉ. Đặc biệt, kết quả này chỉ có hiệu lực trong vòng một năm để việc đánh giá sát hơn.

Hình thức đánh giá là như thế nào?

Hình thức đánh giá là như thế nào?

Tiếng Anh là thước đo đánh giá trình độ giảng viên

Mỗi trường sẽ có quy định nhiều mức chuẩn tiếng Anh khác nhau tùy theo vị trí công việc. Chẳng hạn giảng viên cần có trình độ tiếng Anh tương đương 6.0 IELTS, chuyên viên cần đạt từ B1 và cán sự chỉ cần từ A2 trở lên tính theo Khung tham chiếu châu Âu.

“Theo quy định này thì sẽ không có người dưới chuẩn. Tuy nhiên trình độ tiếng Anh càng cao thì viên chức được cộng điểm càng cao trong đánh giá cuối năm. Việc này nhằm khuyến khích viên chức trong việc nâng cao trình độ tiếng Anh”, bà Nông Thị Tiến – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết.

Các nhà trường cần có định hướng lâu dài là tất cả giảng viên phải lấy được chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế nhằm phục vụ cho công tác dạy học, nghiên cứu và công bố quốc tế. Việc tuyển dụng sắp tới, giảng viên phải có trình độ tiến sĩ và ưu tiên tiến sĩ nước ngoài.

Nguồn: suphamhanoi.edu.vn

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*