Bộ GD&ĐT vừa có công văn số 6122 gửi các cơ sở giáo dục và đào tạo cả nước về việc khắc phục “vấn nạn” thành tích trong giáo dục.
- “Sinh viên Sư phạm phải là những em ưu tú nhất”
- Giáo viên Toán cần giảng dạy thông qua các bài toán thực tế
- Nâng cao năng lực giáo viên để đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới
Thực trạng ngành Giáo dục hiện nay
Thực trạng ngành Giáo dục hiện nay
Bộ GD&ĐT ghi nhận những nỗ lực, cố gắng khắc phục những hạn chế, yếu kém, từng bước đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực và bệnh thành tích, tích cực đổi mới, sáng tạo hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao trong toàn ngành.
Nhưng bên cạnh những kết quả đã đạt được, ngành Giáo dục vẫn còn có những biểu hiện thiếu trung thực trong học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, thi và kiểm tra đánh giá xếp loại. Vẫn còn có sự nể nang, thiếu dân chủ trong bình chọn, xếp loại thi đua, khen thưởng.
Không chỉ thế, cào bằng, dễ dãi trong suy tôn; che dấu hạn chế, yếu kém vẫn diễn ra. Tình trạng áp đặt chỉ tiêu quá cao so với khả năng thực tế, trao thưởng phô trương, hình thức, lãng phí vẫn còn.
Ông Hoàng Đức Thắng – Trưởng phòng Đào tạo Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho ý kiến, “Nền giáo dục nước ta đang đứng trước vấn đề rất nguy hại, trước đây Bộ khuyến khích chương trình “hai không” rồi “bốn không” nhưng xem ra càng khuyến khích chống bệnh thành tích thì “bệnh” lại càng nặng hơn”.
Khắc phục “vấn nạn” bệnh thành tích trong toàn ngành giáo dục
Khắc phục “vấn nạn” bệnh thành tích trong toàn ngành giáo dục
Trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo, các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp có đào tạo giáo viên thực hiện tốt việc đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; từng bước khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, cụ thể như sau:
Rà soát, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các văn bản quy định, yêu cầu không còn phù hợp, dễ dẫn tới bệnh thành tích trong giáo dục.
Bên cạnh đó, xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục cho từng năm học, từng học kỳ, bảo đảm thực chất, phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị.
Đồng thời, không tổ chức các hoạt động giáo dục trái quy định, gây áp lực cho người dạy, người học và cha mẹ học sinh, không lấy kết quả của các kỳ thi, các hoạt động giao lưu do địa phương tổ chức để đánh giá xếp loại thi đua, xét khen thưởng đối với các cá nhân, đơn vị.
Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục từ tiểu học, trung học cơ sở cho đến các trường Cao đẳng, Đại học phải đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá, kiểm định chất lượng. Cũng như, phát hiện, xử lý nghiêm, kịp thời mọi hành vi, biểu hiện tiêu cực trong dạy, học.
Bộ cũng nhấn mạnh, khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục là việc làm thường xuyên, không phô trương, hình thức, là giải pháp quan trọng để tăng cường nền nếp, kỷ cương, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo.
Nguồn: suphamhanoi.edu.vn
Để lại một phản hồi