Giáo viên Toán cần giảng dạy thông qua các bài toán thực tế

Thay vì giảng dạy mang tính “cao siêu”, giáo viên cần dành thời gian để hướng dẫn học sinh trong việc vận dụng kiến thức toán học để quyết các bài toán thực tiễn có ý nghĩa với cuộc sống hàng ngày.

Giáo viên Toán cần giảng dạy thông qua các bài toán thực tế

Giáo viên Toán cần giảng dạy thông qua các bài toán thực tế

Chúng ta biết rằng, toán học rất gần gũi với cuộc sống. Bởi vì, bất cứ ai làm việc gì, nghề gì cũng cần đến toán học, vì vậy việc vận dụng kiến thức toán học để giải các bài toán thực tiễn là điều hết sức cần thiết.

Thực trạng dạy và học hiện nay

Quan điểm chủ quan:

  • Về phía giáo viên:

Lâu nay, giáo viên dạy học làm các bài toán thuần túy mà chưa chú trọng hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức toán học để giải quyết các bài toán thực tiễn trong cuộc sống của chúng ta. Việc giảng dạy chỉ thuần túy truyền thụ kiến thức một chiều mà không có cập nhật thực tiễn để dẫn dắt vào bài mới nên tiết học khô khan, xơ cứng và không hấp dẫn.

Đồng thời, do áp lực khối lượng kiến thức môn học quá nhiều, thời lượng ngắn nên việc rèn luyện kĩ năng để vận dụng kiến thức vào giải các bài toán thực tiễn gặp khó khăn. Một số kỳ thi còn đặt nặng yêu cầu kiến thức lý thuyết nên giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới mà chỉ thực hiện một số giờ dạy mẫu.

  • Về phía học sinh:

Đa số học sinh chưa có thói quen tư duy khi gặp các bài toán thực tiễn mà thường chỉ biết lặp lại những kiến thức của giáo viên truyền thụ nên không giải được.

Các em chưa thực sự nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày mà có thể vận dụng toán học vào giải quyết. Vì hầu hết học sinh chỉ mang tư tưởng học để phục vụ các kỳ thi, chưa có sự đam mê tìm tòi, sáng tạo thông qua các bài toán thực tiễn.

Quan điểm khách quan

Cô Lê Thị Thu – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, ở chương trình từ cấp tiểu học cho đến trung học phổ thông, nội dung kiến thức trong bài học còn quá nhiều, không thích ứng với thời gian quy định của mỗi tiết học, cho nên khi gặp các bài toán thực tiễn giáo viên chỉ giải thích cho xong mà không chú trọng khai thác nó một cách bài bản.

Vì thời gian mỗi tiết tỷ lệ nghịch với nội dung kiến thức nên việc liên hệ kiến thức mà học sinh vừa học được vào thực tiễn là rất hạn chế.

Giải pháp giải quyết vấn đề “nặng” lý thuyết

Giải pháp giải quyết vấn đề “nặng” lý thuyết

Giải pháp giải quyết vấn đề “nặng” lý thuyết

Chúng ta biết rằng, giáo dục là một quá trình biến năng lực của loài người thành năng lực cho mỗi học sinh. Do đó, trong quá trình biên soạn sách giáo khoa cần hình thành cho học sinh năng lực vận dụng kiến thức vào giải các bài toán thực tế.

  • Giải pháp đối với giáo viên

Trong quá trình giảng dạy, để hình thành kiến thức cho học sinh thì giáo viên tiến hành các hoạt động theo trình tự: hoạt động khởi động – hoạt động hình thành kiến thức – hoạt động luyện tập – hoạt động tìm tòi và mở rộng nhằm giúp  học sinh tiếp thu bài học dễ dàng.

Những kiến thức có liên quan với thực tiễn thì cần đưa những bài toán thực tiễn vào để học sinh thấy rõ toán học gần gũi với hơi thở của cuộc sống. Trên cơ sở đó, giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp, đặt ra các tình huống trong cuộc sống để học sinh tự giải quyết, tùy theo đối tượng học sinh là tiểu học, trung học cơ sở hay trung học phổ thông mà giáo viên các các bài tập phù hợp với lứa tuổi và bài giảng của mình.

Giáo viên cần dành thời gian để hướng dẫn học sinh trong việc vận dụng kiến thức toán học để quyết các bài toán thực tiễn có ý nghĩa với cuộc sống hàng ngày. Tăng cường dạy học phân hóa theo năng lực học sinh.

Trong các bài kiểm tra và bài thi học kỳ cần đưa một số bài toán thực tiễn để phong phú và đa dạng nội dung. Như vậy, là học sinh đã biết vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn đúng với tinh thần đổi mới của sách giáo khoa lần này.

  • Giải pháp đối với học sinh

Các em học sinh cắm nắm kiến thức cơ bản một cách chính xác, có hệ thống, hiểu, nhớ và vận dụng được các kiến thức toán học để khi gặp bài toán thực tiễn thì giải được.

Ngoài ra, các em cũng cần có năng lực phân tích, tổng hợp, cụ thể hóa, quy nạp và suy diễn với các bài toán thực tiễn. Học cách tự suy nghĩ độc lập, tức là tự mình thấy được vấn đề, phát hiện và tìm ra cách giải quyết khi gặp bài toán thực tiễn.

Một số ví dụ có vận dụng kiến thức toán học vào giải bài toán thực tiễn

2_124894 Nguồn: suphamhanoi.edu.vn

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*