Tại Hội thảo khoa học Tác động của chính sách miễn học phí đối với chất lượng tuyển sinh và đào tạo giáo viên, có ý kiến đề nghị bỏ ngay chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm.
- Đề xuất “giải tán” Phòng giáo dục ở các quận, huyện
- Mức học phí của các trường Đại học tăng rất cao
- Hàng trăm sinh viên bị cấm thi vì đóng học phí muộn
Có nên tiếp tục miễn học phí cho sinh viên sư phạm?
Hội thảo khoa học Tác động của chính sách miễn học phí đối với chất lượng tuyển sinh và đào tạo giáo viên do Bộ GD-ĐT tổ chức tại trường ĐH Sư phạm TP.HCM thu hút nhiều đại diện các trường đào tạo ngành sư phạm. Nhiều ý kiến cho rằng nên bỏ chính sách cấp bù học phí cho sinh viên theo học ngành sư phạm.
PGS.TS Đỗ Văn Dũng – Hiệu trưởng Đại học Sư phạm kỹ thuật TP HCM – thẳng thắn “nên bỏ ngay”.
Ông Dũng cho biết, trường đang đào tạo 13 ngành, trong đó có một ngành sư phạm ngôn ngữ Anh, còn lại là sư phạm kỹ thuật. Mỗi năm trường nhận được 5-8 tỷ đồng cấp bù sư phạm, vì không đủ nên thực tế họ phải bù lỗ đến 30 tỷ đồng.
Chính sách miễn giảm học phí cho sinh viên sư phạm đã từng là một giải pháp tối ưu vào 20 năm trước để thu hút sinh viên vào học cũng như giải quyết bài toán thiếu giáo viên. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay thì chính sách này cần phải thay đổi hoặc bỏ ngay lập tức.
Ngân sách cấp bù tăng đều hằng năm
Ngân sách cấp bù tăng đều hằng năm
Thực tế nguồn kinh phí dành để thực hiện chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm không nhỏ. Hiện tại, ngoài một số trường đa ngành có đào tạo sư phạm, cả nước có 13 trường ĐH sư phạm, 1 trường ĐH giáo dục và 33 trường Cao đẳng sư phạm.
Dù những năm gần đây Bộ GD-ĐT thừa nhận tình trạng dư thừa giáo viên, đặt ra quy định giảm dần chỉ tiêu đào tạo sư phạm, nhưng thực tế mức kinh phí từ ngân sách dùng để cấp bù học phí cho trường sư phạm vẫn tăng đều đặn hằng năm.
Theo báo cáo từ các hội nghị kế hoạch ngân sách của Bộ GD-ĐT, năm 2011, trong hơn 4.000 tỉ đồng ngân sách chi cho giáo dục thì riêng dự toán chi bù học phí cho các trường sư phạm trực thuộc Bộ GD-ĐT theo khung học phí quy định tại nghị định 49 là gần 250 tỉ đồng.
Đến năm 2012, tổng mức chi bù học phí thực tế từ nguồn ngân sách cho các trường sư phạm trực thuộc Bộ GD-ĐT đã nâng lên con số hơn 354 tỉ đồng. Đến năm 2013, dự toán của Bộ GD-ĐT về mức chi ngân sách bù học phí sinh viên sư phạm các trường ĐH, CĐ và cấp bù miễn giảm học phí tăng lên hơn 440 tỉ đồng và năm 2014 dự toán ngân sách phân bổ cho nhiệm vụ này lại tăng lên hơn 484 tỉ đồng.
Miễn học phí cho sinh viên sư phạm không phải là chính sách bền vững
Miễn học phí cho sinh viên sư phạm không phải là chính sách bền vững
Vào những năm 90 của thế kỷ trước, nhiều người quan niệm “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”, chính vì vậy thiếu hút giáo viên và dẫn đến chính sách miễn giảm học phí cho sinh viên sư phạm ra đời. Nhưng liệu chính sách này còn phù hợp với tình hình ngành giáo dục hiện nay hay không?. Miễn học phí trong khi có tỉ lệ không nhỏ sinh viên sư phạm sau tốt nghiệp lại không làm việc liên quan đến ngành sư phạm liệu có lãng phí?
“Việc miễn học phí cho sinh viên sư phạm đã tạo cú hích cho đào tạo sư phạm những năm đất nước còn khó khăn, học phí Đại học với nhiều gia đình là cả một gánh nặng”, thầy Hoàng Đức Thắng – Trưởng phòng đào tạo Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho ý kiến.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, chính sách miễn học phí không đủ bù đắp cho những lo lắng của sinh viên khi nhìn tương lai nghề nghiệp sau khi ra trường mờ mịt và đầy rẫy những khó khăn.
Việc miễn học phí cho sinh viên sư phạm để thu hút nguồn nhân lực cho ngành giáo dục có thể duy trì. Nhưng cũng cần xem xét những hạn chế của chính sách này trên bình diện áp dụng song song với việc xem xét sự tương tác với các điều kiện thực tiễn để có những điều chỉnh thực sự thuyết phục.
Nguồn: suphamhanoi.edu.vn
Để lại một phản hồi