Các sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng năm cuối cần nắm rõ các nguyên tắc sử dụng thuốc để phục vụ quá trình thực hành đạt hiệu quả tốt nhất.
- Thời gian hoàn thành chương trình học Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng trong bao lâu?
- Sẽ không có đề thi minh họa trong kỳ thi THPT Quốc Gia 2018
- Thời gian đào tạo liên thông Cao đẳng Điều dưỡng có lâu không?
- Hướng dẫn sinh viên ngành Điều dưỡng cách sử dụng thuốc khi thực tập
Các giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội hướng dẫn sinh viên ngành điều dưỡng năm cuối khi đi thực hành với một số nguyên tắc sử dụng thuốc cần phải chú ý.
Những nguyên tắc sử dụng thuốc ngành Điều dưỡng.
Nhân viên Điều dưỡng có trách nhiệm trực tiếp khi giao thuốc, tư vấn cách sử dụng thuốc đến người bệnh. Do đó nếu không hiểu rõ, không đọc được hay thấy không chính xác thì cần hỏi và yêu cầu được giải đáp của người ra Y lệnh hay người kê đơn thuốc.
- Với bất kỳ loại thuốc nào khi cho người bệnh sử dụng bạn cũng cần phải có kiến thức và hiểu biết về công dụng của thuốc, nếu chưa biết hãy tìm kiếm thông tin. Kiến thức và kinh nghiệm sẽ giúp bạn trở thành Điều dưỡng viên giỏi.
- Chỉ sử dụng thuốc có nguồn gốc, nhãn mác rõ ràng, không sử dụng những thuốc dạng dung dịch bị biến màu, vẩn đục hoặc có kết tủa, các viên thuốc bị vỡ nứt, có đốm, phải quan sát thuốc trước khi dùng. Tính liều chuẩn xác khi cần chia liều như các thuốc (Insulin, thuốc cho em bé,…)
- Cần trao đổi với bệnh nhân trước khi sử dụng thuốc, để nắm được tiền sử của bệnh nhân. Không để thuốc ở giường bệnh, trên bàn đầu giường mà phải trao thuốc trực tiếp cho người bệnh, đối với thuốc tiêm cần phải sử dụng ngay sau khi pha thuốc. Đối với các trường hợp có thuốc bị quên hay bỏ sót không dùng thì cần phải báo cáo sớm nhất cho bác sỹ. Theo dõi bệnh nhân sau khi dùng thuốc, khi bệnh nhân có những dấu hiệu bất thường (buồn nôn, tác dụng phụ, dấu hiệu sốc phản vệ, dị ứng,. . .) thì cần thông báo với bác sỹ kịp thời theo đúng quy định và báo trung tâm ADR hay khoa Dược về các phản ứng bất thường của thuốc. Những lưu của Điều dưỡng viên trước khi sử dụng thuốc là: Sử dụng đúng thuốc, thuốc cần dùng phải đúng liều, đúng giờ và đúng người dùng
Lưu ý thận trọng với các đối tượng: Người đang mang thai, trẻ nhỏ, người cao tuổi, người bệnh hôn mê và người có rối loạn thần kinh. Sinh viên Cao đẳng Dược thực tập cần thực hiện đúng quy chế thuốc gây nghiện, thuốc an thần thần, thận trọng với những loại thuốc có phạm vi điều trị hẹp và sự tuân thủ trị liệu của bệnh nhân.
Những nguyên tắc sử dụng thuốc trên lâm sàng
Hướng dẫn sinh viên ngành Điều dưỡng cách sử dụng thuốc khi thực tập
- Khi cho người bệnh sử dụng digoxin nếu thấy mạch chậm <60l/p thì cần dừng lại.
- Tiêm Seduxen hay Morphin đường tĩnh mạch thì cần phải bơm thật chậm và chuẩn bị sẵn bóng ambu + mask để cấp cứu kịp thời vì thuốc có khả năng gây ức chế trung tâm hô hấp có thể làm người bệnh ngừng thở.
- Khi tiêm Magiesulfat cho bệnh nhân có nguy cơ co giật phải chuẩn bị 1 ống calci gluconat do bệnh nhân rất dễ tụt calci.
- Khi sử dụng kali đường truyền tĩnh mạch phải pha loãng vì kali kích thích tim đập nhanh dễ gây ngừng tim.
- Khi bệnh nhân bị tăng huyết áp và có chỉ định nhỏ Adalat dưới lưỡi thì nên sử dụng kim tiêm thuốc để chọc thủng viên thuốc rồi nhỏ cho bệnh nhân và theo dõi huyết áp của người bệnh sau khi sử dụng tránh trường hợp bệnh nhân bị hạ áp đột ngột.
- Khi tiêm muối Calci cho người bệnh chú ý không để chệch ven vì gây hoại tử tổ chức.
- Trong/sau khi tiêm thuốc – truyền dịch cho bệnh nhân nếu người bệnh thấy đau ngực, mẩn ngứa, khó thở… thì cần lập tức tiêm tĩnh mạch một ống Solimedon/ Solu medron / Diphenhydramin mà không chờ y lệnh từ Bác sĩ.
Trên đây là một số lưu ý cơ bản dành cho các thí sinh Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội năm cuối khi đi thực tập, các sinh viên ngành Điều dưỡng cần phải nắm rõ để hoàn thành tốt công việc, nhiệm vụ được giao để có được những kiến thức, kinh ngiệm thực tế tốt nhất, đó chính là những hành trang để các em để các em tiếp bước trên con đường trở thành những Điều dưỡng viên hay Điều dưỡng trưởng sau khi tốt nghiệp.
Nguồn: Suphamhanoi.edu.vn
Để lại một phản hồi