Như thế nào được gọi là một hệ thống giáo dục tốt?

Từ lâu Đảng và Nhà nước ta đã coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, vậy như thế nào thì được gọi là một hệ thống giáo dục tốt?

Như thế nào được gọi là một hệ thống giáo dục tốt?

Như thế nào được gọi là một hệ thống giáo dục tốt?

Chúng ta hãy thử cùng nhau điểm xem đâu là những dấu hiệu của một nền giáo dục tốt, để rồi từ đó xác định xem nền giáo dục của nước ta hiện nay đã thực sự tốt chưa? Và phương án nào giúp cải cách hệ thống giáo dục tốt lên.

Giáo viên có trình độ cao và mức thu nhập phù hợp với trình độ

Nếu như giáo dục đúng là quốc sách thì nhà giáo phải được coi trọng. Sự coi trọng này trước hết thể hiện qua việc các giáo viên có thu nhập cao và trình độ cao.

Thời gian gần đây, trên các trang báo xuất hiện rất nhiều bài viết về việc giáo viên mầm non về hưu nhận lương 1,3 triệu. Đó là thực thế không chỉ riêng với giáo viên mầm non mà giáo viên Việt Nam ở tất cả các cấp học từ tiểu học cho tới trung học phổ thông.

Trong khi đó, chúng ta có thể thấy, cách đây nửa thế kỷ, Hàn Quốc còn lạc hậu ngang với Việt Nam thời đó, thì ngày nay Hàn Quốc đã trở thành một nước tiên tiến, thậm chí về nhiều mặt còn hiện đại hơn Pháp.

Ngoài chuyện có thể chế tốt, không bị kìm hãm bởi giáo điều hay tham nhũng như một số nước chậm tiến, điểm đặc biệt khiến cho Hàn Quốc phát triển mạnh chính là sự chú trọng thực sự đến khoa học công nghệ và giáo dục. Điều này thể hiện rất rõ ở mức thu nhập của giáo viên: lương trung bình của giáo viên tại Hàn Quốc đạt 47 nghìn USD một năm, đứng thứ 5 trên thế giới, trong khi thu nhập bình quân của Hàn Quốc vào khoảng 30 nghìn USD một năm, mới chỉ đứng thứ 24 trên thế giới.

Nghề giáo viên nói riêng và tất cả các nghề khác cũng vậy, khi được sống đàng hoàng bằng nghề của mình, không phải lo cái ăn suốt ngày thì mới có thể có nhiều thời gian tập trung vào công việc của mình, như thế mới hiệu quả cao.

Giáo viên có trình độ cao và mức thu nhập phù hợp với trình độ

Giáo viên có trình độ cao và mức thu nhập phù hợp với trình độ

Minh bạch, không tham nhũng

Nếu một giáo viên trẻ phải mất 300 – 400 triệu VND thì mới được một chân biên chế với mức lương 30 triệu/ năm thì thử hỏi giáo viên đó có còn tiền để sống, để đầu tư vào bản thân, vào việc nâng cấp chuyên môn không, hay là mất nhiều thời gian hơn vào việc bươn chải kiếm sống, hoặc tệ hơn nữa là tìm các cách làm tiền không tử tế để bù lại số tiền mà mình đã bỏ ra.

“Để xóa tham nhũng trong ngành giáo dục, một điểm cần chú ý là xóa tham nhũng từ các cấp quản lý, để cho người thầy sống được đàng hoàng chứ không cần tham nhũng, như vậy mới truyền đạt được các giá trị tốt đẹp đến học sinh”, ý kiến của thầy Hoàng Đức Thắng – Trưởng phòng Đào tạo Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ về vấn đề này.

Nền giáo dục khai phóng, không giáo điều

Nếu như môn Lịch sử là “nỗi sợ” của nhiều học sinh Việt Nam, thì đối với học sinh nhiều nước trên thế giới, môn lịch sử là môn học rất thú vị. Bởi học sinh ngoài việc nghe giảng, đọc sách, còn được đi tham quan các hiện vật khảo cổ, được tranh luận tự do. Và các sách học lịch sử của họ viết tương đối khách quan, có nhìn nhận vấn đề từ nhiều chiều, nhiều quan điểm, có chỉ ra những lỗi lầm của cả chính nước mình.

Ở nơi có quá nhiều khuôn mẫu, giáo điều, học sinh không được phép sáng tạo, không được phép viết theo ý của mình, kể cả khi làm văn. Hệ quả tất yếu là sẽ tạo ra những thế hệ người thụ động, mất khả năng sáng tạo và tự suy nghĩ phải trái cho mình.

Liên tục đổi mới và nâng cấp chất lượng

Liên tục đổi mới và nâng cấp chất lượng

Không bỏ rơi con nhà nghèo, thi cử đơn giản, hiệu quả

Nhưng ở nơi nào mà người ta thương mại hóa các trường công, thu học phí cao khiến cho con nhà nghèo không thể vào học được dù nhà gần và có học lực tốt, thì đó là làm ngược lại với chính sách “không bỏ rơi con nhà nghèo”, và là biểu hiện của một nền giáo dục xuống cấp.

Việc kiểm tra kiến thức, hoặc thi tuyển chọn là điều rất cần thiết. Nhưng một hệ thống giáo dục tốt sẽ làm sao cho những việc đó không gây tốn kém quá nhiều về thời gian và tiền của, cho cả học sinh lẫn nhà giáo.

Liên tục đổi mới và nâng cấp chất lượng

Quá trình đổi mới của một hệ thống giáo dục tốt là một quá trình liên tục và hài hòa, thay dần những công nghệ, quy trình, sản phẩm, cách thức cũ bằng những cái mới tốt hơn, chứ không phải là một quá trình giật cục lâu lâu lại “đại cải cách” một lần.

Các công nghệ mới, thành tựu mới của thế giới cũng cần được liên tục đưa vào hệ thống giáo dục. Ví dụ như, việc sử dụng các công cụ máy tính ngày càng phổ biến và cần được đưa vào dùng trong nhà trường ở tất cả các cấp học kể cả Cao đẳng và Đại học. Thay thế những thứ lỗi thời lạc hậu bằng những công nghệ hiện đại.

Cơ chế tốt và người quản lý tử tế

Có rất nhiều biểu hiện của một nền giáo dục tốt và các biểu hiện đó chính là dấu hiệu để đánh giá một nền giáo dục là tốt hay không? Nhưng có thực hiện được hay không điều này phụ thuộc rất nhiều vào cơ chế và người quản lý. Nếu như người quản lý thực sự có trình độ và tâm huyết với nền giáo dục nước nhà cộng với cơ chế thích hợp thì nền giáo dục mới có thể tốt lên được.

Nguồn: suphamhanoi.edu.vn

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*