Sinh viên sư phạm nên làm gì để có một bài thuyết trình hoàn hảo?

Nói đến thuyết trình người ta sẽ liên tưởng ngay đến nghề diễn giả hay nghề sư phạm. Vậy sinh viên sư phạm nên làm gì để có một bài thuyết trình hoàn hảo?

Sinh viên sư phạm nên làm gì để có một bài thuyết trình hoàn hảo?
Sinh viên sư phạm nên làm gì để có một bài thuyết trình hoàn hảo?

Thuyết trình là một trong những kỹ năng mềm cần thiết để thành công, hay nói cách khác những người thành công là những người có kỹ năng thuyết trình tốt. Nhưng không phải ai cũng tự tin để thuyết trình. Những người mới thuyết trình chia sẻ rằng cảm giác chung khi đối mặt với khán giả là run, mất tự tin, sợ bị nói sai, sợ nói không hay, bị ấp úng, ngồi dưới thì nghĩ ra rất nhiều nhưng đứng lên trên thì hồn vía bay đi đâu không biết.

Dưới đây là một số mẹo thuyết trình đơn giản và tiện dụng để sinh viên Đại học, Cao đẳng sư phạm nói riêng và các bạn sinh viên nói chung có thể thuyết trình thành công và không khiến người nghe… rơi vào giấc ngủ.

Kiểm tra độ chính xác của thông tin

Điều này có nghĩa là kiểm tra những nội dung bạn sẽ đề cập, kiểm tra xem các trang trình bày chuyển tiếp có chính xác, kiểm tra ngữ pháp của bạn… Hãy chắc chắn rằng bạn đang đưa ra thông tin chính xác và bạn đang trình bày nó hoàn hảo.

Thực hành thường xuyên trước mặt bạn bè

Thực hành trước gương cũng được, nhưng nếu bạn có thể tập hợp một vài người bạn để thử “diễn tập” trước. Cho họ phê bình, nhận xét, từ đó bạn sẽ nhận ra một số nhược điểm và cải thiện nó.

Minh Trang – sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, “Trong những giờ giảng lý thuyết, các thầy cô cũng rất hay cho sinh viên thuyết trình và thường thì để có một bài thuyết trình tốt nhất, mình thường tập trước ở nhà cho bạn cùng phòng nghe rồi nhận xét. Mình thấy phương pháp này khá hiệu quả”.

Kiểm tra độ chính xác của thông tin

Kiểm tra độ chính xác của thông tin

Nội dung trình chiếu ngắn gọn

Trên màn hình trình chiếu bạn nên hạn chế viết toàn bộ những gì bạn sẽ nói – hãy viết những từ khóa bạn cần. Bạn không thể nhìn vào nó chằm chằm khi thuyết trình, hãy chỉ lướt qua khi bị quên vài ý.

Nếu quá nhiều chữ bài trình chiếu của bạn sẽ bị rối và nó không khác gì một quyển giáo trình phóng đại.

Giao lưu bằng mắt với mọi người

Hãy chắc chắn khi nói bạn nhìn xung quanh phòng, mắt tiếp xúc với bạn bè và giảng viên phía dưới. Tránh nhìn chằm chằm vào màn hình trình chiếu trong suốt thời gian – lúc đó sẽ trông giống như bạn đang quên mất gì để nói. Chỉ nhìn chằm chằm vào slide hay tài liệu là biểu hiện lớn nhất cho việc bạn đang lo lắng hoặc không biết bạn đang nói về cái gì.

Lưu nhiều bản sao của bản trình bày

Để tránh những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra, bạn nên lưu bài trình chiếu của mình ra làm nhiều bản sao. Điều này sẽ giúp bạn tránh gặp rắc rối với bài thuyết trình của mình. Vì không ít các trường hợp gặp tâm lý rối loạn, hoang mang khi file thuyết trình bị lỗi.

Giao lưu bằng mắt với mọi người

Giao lưu bằng mắt với mọi người

Biến bài thuyết trình trở nên thú vị và tương tác

Điều này có thể được thực hiện bằng cách đặt câu hỏi trong suốt bài thuyết trình. Tuy không phải lúc nào cũng cần thiết, nhưng nó có thể là một cách tuyệt vời để giữ cho mọi người tỉnh táo và tập trung khi nghe bạn trình bày. Hơn nữa, việc bổ sung một số nội dung đa phương tiện sẽ luôn giữ chân mọi người tham gia. Một video có liên quan là cách hoàn hảo để thu hút sự chú ý của người nghe. Ngay cả những hình ảnh cũng sẽ làm cho một bài trình bày thú vị hơn.

Nói một vài điều ngoài bản trình chiếu

Thay vì chỉ nói những điều trong sách, trong bản trình chiếu thì bạn nên nói một số thông tin ở ngoài. Điều này sẽ tăng thêm sự phong phú cho bài thuyết trình của bạn, nó khiến người nghe hứng thú hơn và kiên trì lắng nghe cho tới những phút cuối cùng.

Có một kết thúc ấn tượng

Bạn có thể kết thúc một bài thuyết trình bằng cách hãy gợi nhớ về đoạn mở đầu của bạn, tóm lại những luận điểm bạn đã nói và kết luận nó một cách mạnh mẽ. Bạn cũng có thể kết thuyết trình bằng một câu hỏi, môt lời đề nghị… chẳng hạn.

Nếu được bạn hãy là người thuyết trình đầu tiên. Khi là người đầu tiên, bạn sẽ không bị áp lực về sự so sánh. Thêm vào đó, các giảng viên có khuynh hướng cho thêm điểm với những người “xung phong đi trước”.

Sau khi bài thuyết trình kết thúc hãy hãy nói lời cảm ơn. Hãy nói to và rõ ràng điều này.

Nguồn: suphamhanoi.edu.vn

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*