Thừa giáo viên THCS, thiếu giáo viên tiểu học cho chương trình phổ thông mới

Theo thông tin được Bộ GD- ĐT công bố tại hội nghị triển khai công tác chuẩn bị các điều kiện để áp dụng chương trình, SGK mới do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức thì hiện giáo viên tiểu học đang thiếu nhưng giáo viên THCS lại thừa.

Thừa giáo viên THCS, thiếu giáo viên tiểu học cho chương trình phổ thông mới

Thừa giáo viên THCS, thiếu giáo viên tiểu học cho chương trình phổ thông mới

Giáo viên tiểu học thiếu trầm trọng

Để có thể áp dụng chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học SGK mới, Bộ GD&ĐT đã đưa ra những điều kiện. Theo đó, những điều kiện này được lấy kết quả từ những cuộc rà soát thực trạng giáo viên hiện nay ở các cấp học và số lượng giáo viên dự báo cần cho chương trình mới.

Với chương trình giáo dục phổ thông mới, theo tính toán của Bộ GD&ĐT thì số lượng nhân sự của ngành giáo dục tại các cấp học cơ bản không có sự biến đổi nhiều so với số lượng giáo viên hiện có.

Cụ thể, với bậc tiểu học, bình quân một năm có 2% số lượng giáo viên nghỉ hưu, tương ứng với con số 7940 giáo viên. Vậy nên, chúng ta mỗi năm cần tuyển thêm khoảng  3.970 giáo viên để bù vào số lượng giáo viên nghỉ hưu. Nếu tính thêm cả việc tăng quy mô giáo dục tại các trường, các cấp, mỗi năm cần tuyển thêm 3.900 giáo viên, vậy tổng cả, chúng ta sẽ phải cần 7.000 nghìn giáo viên mới cho mỗi năm.

Với những tính toán và các con số cụ thể ở trên, Bộ GD&ĐT yêu cầu các sở, ban ngành giáo dục ở các địa phương cần tính toán cụ thể, kĩ lưỡng số lượng giáo viên cần tuyển vào theo nhu cầu mỗi năm. Đặc biệt ưu tiên tuyển dụng giáo viên ở cấp tiểu học, giáo viên ở các bộ môn Tiếng Anh, Tin học do số lượng giáo viên giảng dạy có chuyên môn của các môn học này đang rất thiếu. Hay như với các môn Âm nhạc, Thể dục, Mỹ thuật thì lại không nên tuyển nữa vì các giáo viên được đào tạo cả chuyên môn cho các môn này rồi.

Dừng, hoãn việc tuyển giáo viên mới để giải quyết tình trạng thừa giáo viên THCS

Dừng, hoãn việc tuyển giáo viên mới để giải quyết tình trạng thừa giáo viên THCS

Dừng, hoãn việc tuyển giáo viên mới để giải quyết tình trạng thừa giáo viên THCS

Trái ngược với sự dư thừa giáo viên ở cấp tiểu học, ở cấp trung học cơ sở, lượng giáo viên lại đang khá dư thừa. Bình quân mỗi năm có 2% số lượng giáo viên nghỉ hưu ở cấp THCS, con số tương đương đó là 6.219 giáo viên. Giống như với cấp tiểu học, ta cần tuyển mới 3.110 giáo viên để bù vào lượng giáo viên nghỉ hưu và 1.250 giáo viên mới để đáp ứng nhu cầu do việc tăng quy mô học sinh, quy mô giáo dục.

Bộ GD-ĐT đề xuất, đối với những địa phương hiện đang dư thừa giáo viên, có thể tạm dừng tuyển giáo viên mới trong khoảng 3 năm học tới đây để có thể giải quyết dứt điểm tình trạng thừa nhân lực hiện tại. Bên cạnh đó cần rà soát, sắp xếp, điều tiết giáo viên sao cho  hợp lý giữa các trường trên địa bàn để xếp chuẩn xác về số lượng giáo viên và cơ cấu môn học cho từng trường THCS trong số lượng đang có hiện tại.

Tuy nhiên, các sở giáo dục ở các địa phương cần rà soát ngay để nắm được số lượng giáo viên mà các trường ở địa phương mình cần tuyển dụng theo dạng biên chế, hợp đồng. Từ đó, đưa ra được những phương án tuyển dụng hợp lí cho Bộ GD-ĐT ngay trong đầu năm học năm 2018-2019.

Những khó khăn khi áp dụng chương trình giáo dục mới

Những khó khăn khi áp dụng chương trình giáo dục mới

Những khó khăn khi áp dụng chương trình giáo dục mới

Theo thông tin Ban tư vấn Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cập nhật được, hiện nay, trên cả nước có 28.177 trường giáo dục phổ thông công lập, trong đó: 15.050 trường tiểu học; 10.697 trường trung học cơ sở; 2.430 trường trung học phổ thông. Số lượng học sinh là 14.883.647 học sinh cho 476.924 lớp nhưng chỉ có 419.903 phòng học.

Đấy là điều kiện địa điểm học tập không đáp ứng, ta còn có cả vấn đề về việc thiếu thốn trang thiết bị dạy học cho tất cả các bộ môn. Hệ thống thư viện không đáp ứng được yêu cầu cần có để phục vụ văn hóa đọc cho học sinh trong trường.

Số lượng cơ sở vật chất nếu tính về số lượng không những không đáp ứng được mà số lượng hiện có cũng không phải hoàn toàn sử dụng được tốt. Tại các cơ sở giáo dục (đặc biệt ở những địa phương ở vùng núi, vùng sâu vùng xa ) chất lượng điều kiện học tập và giảng dạy cho giáo viên và học sinh thực sự vô cùng không đảm bảo. Phòng học tạm bợ, không đủ để che mưa, che nắng; còn phải đi thuê, mượn cơ sở ở bên ngoài.

Nguồn: suphamhanoi.edu.vn

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*